31/10/24

Du lịch khám phá cảnh quan ruộng bậc thang xã miền đồi ở huyện Lạc Sơn, Hòa Bình


khám phá cảnh quan cảnh miền đồi ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn. Rất đông người dân, du khách đã về chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên, ruộng bậc thang tại xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. 

Hơn 400ha ruộng bậc thang trên đồi, núi, cũng là nguồn cung cấp lương thực ổn định cho gần 1.000 nhân khẩu ở Miền Đồi. Để canh tác được trên địa hình có độ dốc cao, nguồn nước rất quan trọng, từ đó người dân đã ý thức để giữ gìn nguồn nước tốt. Cùng với đó, việc cày bừa, chăm sóc, cấy hái khó khăn, vất vả hơn nhiều so với những cánh đồng bằng phẳng ở vùng thấp. 

Trong hệ thống ruộng bậc thang trải khắp 4 vùng Mường (Bi, Vang, Thàng, Động), các khu ruộng mang vẻ đẹp ấn tượng hơn thuộc các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong. 

Tỉnh Hòa Bình, quá trình kiến tạo nghìn năm đã hình thành nên bức tranh ruộng bậc thang của người Mường Hoà Bình với đa dạng loại hình, có khu ruộng độ dốc cao, có khu ruộng thoai thoải, có nơi lại nằm xen kẽ với những cánh rừng nguyên sinh... 

Chương trình Khai mạc Lễ hội Ruộng bậc thang Miền Đồi và các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội được diễn ra tại xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn chính thức diễn ra ngày 1 và 2/11/2024.
Thác Gò Lào, Mai Châu, Hòa Bình
Du lịch Thác Gò Lào thuộc địa phận xóm Gò Mu, xã Sơn Thủy (Mai Châu), cách quốc lộ 6 khoảng 3km. Thác như dải lụa trắng mềm mại, vắt qua đại ngàn hùng vĩ, núi đá cheo leo, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Đến thác Gò Lào, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí mát mẻ, trong lành, thư giãn giữa thiên nhiên hoang sơ, kỳ vỹ.

Để tới được thác, ngoài đi từ ngã ba Đồng Bảng (quốc lộ 6), du khách có thể rẽ phải ở chân dốc Đá Trắng, xã Phú Cường (Tân Lạc), đi khoảng 20km theo con đường quanh co ven hồ là tới thác Gò Lào. Nếu muốn thưởng ngoạn cảnh sắc hồ Hòa Bình, du khách có thể đi theo các tàu du lịch tới cảng Bãi Sang, xã Sơn Thủy.
  • Tên gọi: Ngoài tên Gò Lào, thác còn được gọi là thác Gò Mu hay thác Ba Khan.
  • Đặc điểm:
    • Thác cao khoảng 20m, là sự kết hợp hoàn hảo của hai con suối Thung Cang và Phiêng Xa.
    • Nước đổ tung bọt trắng xóa, tạo nên khung cảnh hùng vĩ giữa núi rừng.
    • Xung quanh thác là rừng cây xanh tươi, không khí trong lành, mát mẻ.
  • Hoạt động:
    • Ngắm thác: Đứng từ xa, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thác nước đổ xuống hùng vĩ.
    • Tắm thác: Vào những ngày hè nóng bức, được đắm mình trong làn nước mát lạnh của thác là một trải nghiệm tuyệt vời.
    • Khám phá rừng: Vùng xung quanh thác có nhiều đường mòn để bạn khám phá rừng và tìm hiểu về động thực vật.
    • Trải nghiệm văn hóa: Ghé thăm các bản làng của người Mường gần đó để tìm hiểu về cuộc sống và văn hóa của họ.

Vì sao nên đến Thác Gò Lào?

  • Trốn khỏi sự ồn ào của thành phố: Đến với thác Gò Lào, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành và cảm giác yên bình.
  • Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: Thác Gò Lào vẫn giữ được nét hoang sơ, mộc mạc, khác biệt so với nhiều địa điểm du lịch khác.
  • Trải nghiệm cảm giác mạnh: Đường đi đến thác khá khó khăn, đòi hỏi bạn phải có sức khỏe và tinh thần tốt. Tuy nhiên, khi chinh phục được thác, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tự hào.

Lưu ý khi đến Thác Gò Lào:

  • Thời điểm thích hợp: Mùa xuân và mùa thu là thời điểm lý tưởng để đến thăm thác.
  • Chuẩn bị: Mang theo đồ bơi, kem chống nắng, mũ, kính râm, giày thể thao và một số loại thuốc cơ bản.
  • An toàn: Luôn chú ý đến an toàn khi tắm thác, đặc biệt là vào mùa mưa.

Lời khuyên:

Để có chuyến đi trọn vẹn, bạn nên kết hợp việc tham quan thác Gò Lào với các địa điểm du lịch khác tại Mai Châu như:

  • Bản Lác: Nơi bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của người Mường và tham gia các hoạt động văn hóa.
  • Đèo Đá Trắng: Con đường đèo quanh co, uốn lượn với khung cảnh hùng vĩ.
  • Hồ Ba Khan: Hồ nước rộng lớn, yên bình, thích hợp cho các hoạt động câu cá, chèo thuyền.

Kết luận:

Thác Gò Lào là một điểm đến hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua khi đến Mai Châu. Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, thác sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên, thác đã thu hút rất nhiều du khách yêu thiên nhiên.

25/10/24

Các khu resort homestay trên lòng hồ Hòa Bình
Giới thiệu 6 điểm nghỉ dưỡng đẹp ngắm trọn hồ Hòa Bình hòa mình cùng thiên nhiên, núi non sông nước tại hồ Hòa Bình là một cách để chữa lành tâm hồn. Nhiều hòn đảo thuộc huyện Đà Bắc được đầu tư thành các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, hấp dẫn du khách đến trải nghiệm và khám phá. Hãy bỏ túi ngay những điểm lưu trú hấp dẫn.

1: Mơ villageKhu nghỉ dưỡng ẩn mình bên cạnh hồ Hòa Bình. Ảnh: ĐVCC

Khu nghỉ là một “xóm” nhỏ của huyện Đà Bắc cách Hà Nội khoảng 100km. Điểm lưu trú này ẩn mình bên cạnh hồ Hòa Bình, được bao quanh bởi các dãy núi đá vôi, có hàng xóm xung quanh là những người Dao, người Mường.

Tới đây du khách có thể thỏa thích trải nghiệm bể sục onsen 4 mùa, phòng xông hơi, ngâm bồn thảo dược, thăm quan lòng hồ, câu cá…

2: Maida Lodge
Nét đẹp của khu nghỉ dưỡng bên hồ Hòa Bình. Ảnh: ĐVCC

Với kiến trúc mộc mạc, tinh tế, khu nghỉ gồm 11 bungalow riêng biệt và 6 phòng khách sạn tiện nghi và tất cả đều có ban công hướng ra hồ. Nơi đây nổi bật giữa màu xanh của núi rừng, mang lại cho du khách sự bình yên, thư thái.

Đây sẽ là không gian lý tưởng cho những người yêu thiền. Tâm hồn bạn sẽ được hòa cùng mây trời, cùng gió mát dưới bóng tre xanh ngút ngàn.

3: Hồ Tằm Homestay


Homestay là ngôi nhà gỗ nằm trên bán đảo nhỏ ở Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình. Nơi đây được ôm trọn bởi dòng nước xanh biếc, bởi núi non trùng điệp, mang đến một không gian bình yên và sảng khoái.

4: Xoan Retreat

Bể bơi vô cực của khu nghỉ dưỡng. Ảnh: ĐVCC

Khu nghỉ dưỡng được thiết kế rất mới lạ, sử dụng các vật dụng thân thiện môi trường như tre, gỗ, mái tranh… Nơi đây có nhiều không gian mở như bể bơi vô cực “view triệu đô” hướng ra lòng hồ Hòa Bình, du khách có thể thả mình trong dòng nước mát hòa mình cùng thiên nhiên.

5: Vayang
Khu nghỉ có vị trí lý tưởng, view nhìn ra lòng hồ. Ảnh: ĐVCC

Xung quanh khu nghỉ dưỡng này là mây núi bao phủ mang đến một không gian yên tĩnh và thư giãn – nơi con người và thiên nhiên là một. Các phòng nghỉ kết hợp giữa bản sắc của địa phương và sự thanh lịch đương đại tạo nên sự ấm áp gần gũi.

6: Homestay Lake View



Đây là nơi du khách trải nghiệm ngủ nhà sàn của người Mường, tham gia các hoạt động như chèo kayak, bơi lội, đi thuyền ngắm cảnh, câu cá, kéo tôm, đạp xe, trekking, thu hoạch nông sản, học nấu các món ăn truyền thống, gói bánh ốc… Bên cạnh đó là tìm hiểu văn hóa – phong tục tập quán của người Mường, giao lưu và thưởng thức văn nghệ dân tộc, đốt lửa trại, uống rượu cần.

Quý khách có nhu cầu nghỉ dường trong các khu resort homestay trên lòng hồ Hòa Bình nào vui lòng liên hệ website chúng tôi để được tư vấn và đặt resort homestay với mức giá ưu đãi.


9/10/24

Chiến khu cách mạng Mường Khói
Chiến khu Mường Khói là một địa điểm du lịch tại Huyện Lạc Sơn (Tỉnh Hoà Bình thuộc vùng Tây Bắc Bộ). Cách trung tâm Tỉnh Hoà Bình khoảng 66 km.


Chiến khu Mường Khói là di tích lịch sử cách mạng, khu căn cứ địa cách mạng thời kỳ tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945, thuộc hệ thống chiến khu (Hoà - Ninh - Thanh) do xứ uỷ Bắc kỳ trực tiếp xây dựng và chỉ đạo hoạt động, tại đây xứ uỷ Bắc Kỳ đã mở lớp huấn luyện quân sự tập trung (Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu). Cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 70km, cách thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn theo đường 12 khoảng 15km. Được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993. 

Mường Khói bao gồm vùng đất của 3 xã Hoài Ân, Hiếu Nghĩa và Tân Mỹ (nay là xã Ân Nghĩa, xã Yên Nghiệp và xã Tân Mỹ), nằm ở phía Đông Nam huyện Lạc Sơn, địa hình rừng núi hiểm trở, Mường Khói có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, có đường 12A chạy qua nối liền với tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hoá, nối liền với đường số 6 cửa ngõ của khu vực Tây Bắc. Khu vực hoạt động của chiến khu Mường Khói kéo dài từ đường 12A vào chân dẫy núi Trường Sơn nối liền với các chiến khu Quỳnh Lưu (Ninh Bình), Ngọc Trạo (Thanh Hoá) và từ Mường Khói toả lên thị trấn Vụ Bản, Mường Vang (vùng Cộng Hoà - Lạc Sơn). 


Các địa điểm di tích chủ yếu của khu căn cứ cách mạng Mường Khói: Khu vực ba cây đa cổ thụ: Là địa điểm liên lạc đón tiếp cán bộ của ban cán sự Đảng tỉnh Hoà Bình về hoạt động cách mạng. Ngày 20/8/1945 các lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng Mường Khói đã tập trung tại đây để đứng lên giành chính quyền ở châu Lạc Sơn. 


Đây là nơi lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của phong trào cách mạng ở châu Lạc Sơn tung bay trên ngọn cây đa cổ thụ. Khu vực nhà ông Quách Hy: Ông Quách Hy và con trai là Quách Dưỡng là những hội viên cứu quốc đầu tiên của Mường Khói. Nhà ông Quách Hy là nơi đón tiếp cán bộ, là địa điểm liên lạc của ban cán sự đảng tỉnh Hoà Bình và cán bộ xứ uỷ Bắc kỳ về hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng ở chiến khu Mường Khói. Khu vực gia đình nhà ông Bùi Văn Khuýnh: Trước đây nhà ông cư trú tại xóm Lọt, là địa điểm tổ chức lớp học quân sự cách mạng tập trung của xứ uỷ Bắc kỳ (Trường sơn du kích kháng Nhật học hiệu). 


Tại chiến khu Mường Khói trung đội tự vệ cứu quốc, lực lượng vũ trang đầu tiên của phong trào cách mạng Lạc Sơn được thành lập tại đây (tháng 3/1945). Tháng 7/1945 xứ uỷ Bắc Kỳ mở lớp huấn luyện quân sự tập trung (Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu) để đào tạo các cán bộ quân sự lãnh đạo khởi nghĩa ở các địa phương thuộc Bắc Kỳ. Chiến khu Mường Khói còn là địa bàn hoạt động cách mạng của các đồng chí Bạch Thành Phong (uỷ viên thường vụ xứ uỷ Bắc Kỳ), Vương Thừa Vũ (cán bộ xứ uỷ Bắc Kỳ), Lê Quang Hoà (Bí thư ban cán sự Đảng tỉnh Sơn Tây) và nhiều đồng chí cán bộ nòng cốt của phong trào cách mạng ở tỉnh Hoà Bình và các tỉnh khác ở Bắc Kỳ. 

Chiến khu Mường Khói là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hoà Bình. Trong phong trào khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, Mường Khói là nơi các lực lượng cách mạng và quần chúng nhân dân huyện Lạc Sơn, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thành công đầu tiên ở tỉnh Hoà Bình. 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hoà Bình

28/9/24

Những điểm check in siêu đẹp ở thành phố Hòa Bình
Dưới đây là các địa điểm du lịch thành phố Hòa Bình cho chuyến đi thay đổi không khí cuối tuần.

1. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

Nhắc đến địa điểm du lịch ở thành phố Hoà Bình thì đảm bảo không ai là không biết đến Nhà máy Thuỷ điện của Hoà Bình. Nhà máy Thuỷ điện lớn nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn khu vực Đông Nam Á. Xây dựng tại lòng hồ Hoà Bình và giữa dòng sông Đà nổi tiếng từ năm 1979 đến 1994 thì đi vào hoạt động, có sự giúp đỡ trong cả xây dựng và vận hành của các chuyên gia Liên Xô.


Ảnh: @dandan_vu

Công trình này có tổng cộng 8 tổ máy đang vận hành, mỗi tổ công suất lên đến cả 24 vạn kilowatt, cho ra sản lượng điện tương đương 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh). Đến đây ngoài check in với cảnh hùng vĩ của con đập bạn còn có cơ hội được tham quan tận mắt các tổ máy phát điện, chụp ảnh với khu vực Đài tưởng niệm cũng như Tượng đài Bác Hồ trong khuôn viên. Thăm nơi khu vực có ghi “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư sẽ được mở vào ngày 1-1-2100”.

Ảnh: @hoangtuyet_

2. Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường

Nếu là một người yêu văn hoá nhất là văn hoá của xứ Mường thì không thể bỏ qua cơ hội tham quan địa điểm này khi đến Hoà Bình. Bảo tàng tư nhân này nằm trên đường Tây Tiến thuộc phường Thái Bình, thành phố Hoà Bình. Bảo tàng độc đáo này ra đời bắt nguồn từ niềm đam mê cũng như khát khao cháy bỏng của một Hoạ sĩ, anh mong muốn tái hiện cũng như giới thiệu đến mọi người không gian sinh hoạt của đồng bào dân tộc Mường.

Ảnh: @liwliledang

Phải mất đến 10 tìm tòi, sưu tầm các hiện vật và 1 năm xây dựng thì đến năm 2007 Bảo tàng Không gian Văn hoá Mường mới chính thức được mở cửa đón khách. Chủ nhân lựa chọn địa điểm để xây dựng bảo tàng cũng hết sức đặc biệt, bên trong một thung lũng đá vôi với diện tích khiêm tốn chỉ 5ha nhưng lại được biết đến như cái nôi của người Mường cổ.

Ảnh: @phamthiphuongthaohd

Dân tộc Mường được biết đến là một trong những dân tộc sở hữu bề dày truyền thống cả về lịch sử lẫn văn hoá hàng đầu trong 54 dân tộc anh em. Chủ nhân không chỉ bỏ vốn mà còn tham gia vào các công việc thiết kế cũng như xây dựng hoàn thiện để địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình này được giới thiệu đến mọi người một cách chỉn chu nhất.

Ảnh: @GOdy

Để có thể tái hiện được hoàn hảo văn hoá xứ Mường, chủ nhân của bảo tàng đã chọn cách bày trí mộc mạc nhất như nó vốn xuất hiện trong đời sống hàng ngày chứ không lồng trong những chiếc tủ kính trang trọng. Từ hàng rào, con đường đi, các đồ dùng, ban thờ,... đều khiến cho người xem mường tượng được những nét đặc trưng nhất của một xã hội Mường thu nhỏ. Từ cuộc sống, công việc đến các phong tục tập quán hàng ngày do vậy tạo nên sự cuốn hút vô cùng lớn.

Ảnh: @anhdungnguyen

Kinh nghiệm du lịch Hoà Bình, bảo tàng có 2 khu vực chính để tham quan:

- Khu tái hiện: được chia thành 4 khu nhà sàn, mỗi khu đại diện cho 1 tầng lớp trong xã hội Mường xưa. Điểm ấn tượng là chủ nhân đã cất công sưu tầm và thiết kế lại từ chính những ngôi nhà cổ mà các tầng lớp trong xã hội Mường đã sống. Vật liệu hoàn toàn tự nhiên chủ yếu từ gỗ, tre,... và lợp mái lá.Nhà Lang: nơi ở của tầng lớp nắm quyền cao nhất, những người thống trị toàn xứ Mường.
  • Nhà Ậu: dành cho những người giúp việc tại nhà Lang.
  • Nhà Noóc: nơi sinh sống của tầng lớp bình dân.
  • Nhà Nóc Trọi: đại diện cho tầng lớp bần cùng, dưới đáy xã hội người Mường thời bấy giờ.
Ảnh: @hiepbeta._

- Khu trưng bày: hơn 3.000 hiện vật được đặt cố định và chia theo nhiều chủ đề khác nhau. Bên trong đó, có rất nhiều hiện vật nổi tiếng bằng đồng như: cồng, chiêng, lư,... Và cả những công cụ phục vụ cho đời sống hàng ngày, công cụ làm việc như: đồ sinh hoạt gia đình, guồng nước, công cụ đánh bắt cá, đồ dệt thổ cẩm,...

Ảnh: @haglala

Ngoài các khu vực trưng bày hiện vật và tái hiện cuộc sống của người dân Mường thì địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình này còn thu hút số lượng lớn khách đến tham quan với thư viện sở hữu cả ngàn đầu sách. Nội dung các đầu sách rất đa dạng từ lĩnh vực Văn học, Văn hoá, Kinh tế, Lịch sử cho đến cả Khoa học kỹ thuật,... Không chỉ có sách Văn hoá các dân tộc mà còn đưa đến nhiều loại sách về Văn hóa Mường độc đáo.

Ảnh: @lehuongmai73

Đến Bảo tàng ấn tượng này tại Hoà Bình không chỉ tham quan tìm hiểu về giá trị Văn hoá Mường truyền thống mà còn được học tập, giải trí. Cùng tìm hiểu cuộc sống của bà con dân Mường hàng ngày với các hoạt động như: làm rẫy, giã gạo, dệt vải,... Thưởng thức nhiều món ăn ngon mộc mạc đặc sản của núi rừng trong không khí vui nhộn của âm nhạc vang vọng. Tham gia các trò chơi đầy thú vị cùng người dân bản chân chất thật thà quả là trải nghiệm khó quên.

Ảnh: @haglala


3. Hồ thủy điện Hòa Bình

Một trong những trải nghiệm mang lại cho bạn phút giây thật đáng nhớ chính là khám phá hồ Hoà Bình - hồ nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á. Chiều dài của nó lên đến 70km, không chỉ thuộc địa phận thành phố mà nó còn trải rộng qua 17 xã. Nhìn từ trên cao bạn sẽ thấy trong lòng hồ có tổng cộng 47 đảo (11 đảo đá vôi và 36 đảo núi đất) khung cảnh đẹp nên thơ nên còn được ví như “Vịnh Hạ Long” ở trên núi cao.

Ảnh: @dangthithanhkimhue

Không chỉ nổi tiếng với cảnh sơn thuỷ hữu tình đầy thơ mộng, mặt hồ phẳng lặng bao quanh là núi non hùng vĩ. Xung quanh hồ và trên lòng hồ cũng có nhiều điểm tham quan như: hang động, đền thờ,... đáng để ghé thăm. Đặc biệt là vào mùa mưa, đến hồ Hoà Bình du khách được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh nhà máy xả nước ào ào tung bọt trắng xoá vô cùng ấn tượng.

Ảnh: @cuongthinhanhuyen2567

4. Chùa Phật Quang Hòa Bình

Được khởi công xây dựng từ năm 2009 và có địa thế toạ lạc trên đỉnh ngọn đồi Ba Vành với diện tích 5ha, thuộc phường Tân Thịnh. Đây là một trong những địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình hàng năm được nhiều phật tử đến hành hương vái Phật. Đặt chân đến khuôn viên chùa bạn sẽ cảm nhận được không khí vô cùng yên tĩnh, phía trước mắt chính là dòng sông Đà êm đềm uốn lượn chảy qua.

Ảnh: @quyenanh.lucas

Ngoài 3 khu vực còn trọn là: chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ; thì còn có cả đền Mẫu, vườn tháp và những khu vực phụ khác. Điểm nổi bật nhất phải kể đến là bên trong sân của chùa Thượng, tại đó có đặt tượng Quan Thế m Bồ Tát uy nghiêm. Kế đến là tháp chuông chứa pháp khí linh thiêng của chùa - đại hồng chung nặng 5 tấn, cao 3m và được biết đến là lớn nhất ở Tây Bắc của nước ta hiện nay.

Ảnh: @vnares

5. Động Tiên Phi

Với những bạn đam mê khám phá, hãy thử một lên trekking lên đỉnh ngọn đồi Thúc để khám phá hang động độc đáo này. Hang động toạ lạc trên độ cao chỉ khoảng 80m thuộc xóm Gai, phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình. Ngay cửa động chính là một tảng đá lớn, trên đó hoạ hình một tiên nữ đang bay. Theo người dân nơi đây truyền lại hình ảnh đó gắn với truyền thuyết giữa chàng Thúc và nàng Tiên Phi. Họ đã có tình yêu đẹp nhưng vì muốn bảo vệ cuộc sống người dân bản Bưa Phi đã giao chiến với Thuỷ thần và hy sinh.

Ảnh: @thuonghieusanpham

Động Tiên Phi với vẻ đẹp độc đáo của mình đã được xếp hạng là “Di tích danh thắng cấp quốc gia” vào năm 2000. Tổng quan bên trong động Tiên Phi sẽ có 2 ngăn:

- Ngăn ngoài động: có chiều dài 15m, rộng 8m, vòm trần chỗ cao nhất là khoảng 20m. Trên vòm của nó có một giếng trời giúp lấy trọn ánh sáng tự nhiên chiếu rọi vào bên trong.

- Ngăn trong động: có chiều dài 53m, rộng 20m, vòm trần chỗ cao nhất khoảng 10m. Bên trong đó có nhiều nhũ đá, hình dáng và màu sắc kỳ lạ. Đi đến cuối động sẽ thấy giếng tiên trong vắt có hình bán nguyệt.

Ảnh: @thuonghieusanpham

Nằm cách trung tâm Thủ đô chỉ khoảng 70km, các địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình vừa thích hợp cho chuyến đi trong ngày lại thoả mãn được niềm đam mê khám phá. Nếu đang lên kế hoạch cho chuyến đi cuối tuần sắp tới hãy cùng bạn bè, người thân đến đây để checkin ngay nhé.

Hà Lê (tổng hợp) - luhanhviet nam.com.vn
Ảnh: Internet

5/9/24

 Một "Vịnh Hạ Long trên cạn" đẹp đặc biệt vào đêm Rằm

Chỉ cách Hà Nội khoảng 2 giờ chạy xe, du khách đã có thể tìm đến nơi có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, được gọi là "thiên đường hạ giới".

Nhắc đến du lịch khu vực miền Bắc nước ta, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long. Sở hữu nhiều hòn đảo lớn nhỏ hay những rặng đá vôi mang hình dáng độc đáo, nổi lên giữa mặt nước, Vịnh Hạ Long luôn được đánh giá là địa danh mang đặc đặc điểm địa hình hiếm có.

Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có rất nhiều điểm đến khác nữa được mệnh danh là những "vịnh Hạ Long trên cạn" do sự tương đồng về cấu trúc cũng như địa hình. Điểm đến sau đây là một ví dụ, cách thủ đô Hà Nội chỉ 120km, tương đương với khoảng hơn 2 giờ chạy xe.

Ngoài ra, địa điểm này còn sở hữu một yếu tố đặc biệt nữa, đó là nằm giữa lòng hồ thuỷ điện. Đây là xã Thung Nai, thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, nằm trong lòng một hồ thuỷ điện.


Ảnh Traveloka


Sở dĩ được gọi là "Vịnh Hạ Long trên cạn" đó là nơi đây cũng sở hữu những núi đá vôi như những hòn đảo nhấp nhô nổi lên giữa mặt nước xanh biếc. Từ đó tạo nên khung cảnh sơ thuỷ hữu tình, thậm chí được nhiều du khách ví von như một "thiên đường hạ giới".

Như đã nói ở trên, Thung Nai còn sở hữu vị trí vô cùng đặc biệt. Đó là nằm trong lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình. Trước kia, nơi đây có địa hình hoàn toàn là đất liền cùng dãy núi đá như bao địa phương vùng núi phía Bắc khác. Tuy nhiên từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi nhà máy thuỷ điện Sông Đà được xây dựng, Thung Nai vô tình trở được bao quanh bởi màu xanh biếc của nước hồ thuỷ điện. Chính bởi vậy, nó còn thường được gọi với cái tên mỹ miều, là viên ngọc xanh giữa lòng hồ.


Với nhiều điểm tương đồng, Thung Nai được gọi với biệt danh "Vịnh Hạ Long trên cạn" (Ảnh IViVu)

Xã hiện nay là nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng dân tộc người Mường, người Thái. Bởi vậy khi tới đây, du khách không chỉ được hoà mình, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên mà còn được tìm hiểu về đời sống văn hoá bản địa thú vị, độc đáo.


Trải nghiệm đặc sắc nhất ở Thung Nai mà hầu như du khách nào cũng lựa chọn đó là chèo thuyền dạo quanh hồ nước xanh biếc, hít thở bầu không khí trong lành. Việc di chuyển bằng thuyền cũng giúp du khách thuận tiện dừng chân tại những hòn đảo trong lòng hồ thuỷ điện, ngắm nhìn khung cảnh hoang sơ mà tạo hoá ban tặng cho nơi đây.

Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm nhiều điểm đến gần đó như suối Trạch, động Thác Bờ, đền Bà Chúa Thác Bờ,... để chuyến đi thêm phần trọn vẹn.


Chèo thuyền là trải nghiệm được yêu thích với du khách khi đến Thung Nai

Ngoài tự chèo thuyền, du khách có thể thuê các tàu dịch vụ có sẵn ở Thung Nai (Ảnh Mai Châu Tourist)

Hiện nay, có nhiều phương tiện để di chuyển đến Thung Nai tuỳ theo điều kiện và sở thích cá nhân của du khách, như ô tô, xe máy. Nếu đi xe khách, du khách sẽ cần đến Hoà Bình trước, sau đó đi xe ôm hoặc taxi để vào tới Thung Nai. Kỳ nghỉ lý tưởng đến "Vịnh Hạ Long trên cạn" được nhiều du khách có kinh nghiệm tư vấn đó là kéo dài từ 1-3 ngày.

Ví dụ nghỉ trong ngày, du khách có thể đem theo lều trại để cắm trại, dã ngoại tự túc. Còn nếu có nhu cầu nghỉ lại qua đêm ở Thung Nai, du khách cần liên hệ trước với các nhà nghỉ, homestay của người bản địa trong khu vực bởi số lượng các cơ sở lưu trú hiện nay vẫn còn khá hạn chế.

Lưu ý tại nhà người bản địa, chắc chắn du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn tuy dân dã, đời thường nhưng lại chính là những món đặc sản vô cùng độc đáo. Có thể kể tới như thịt gà hấp lá chanh, thịt lợn Mường nướng mật, cá sông Đà nướng, cơm gạo nương, măng luộc hay các loại rau rừng.


Du khách có thể nghỉ lại, dùng bữa cùng người bản địa trong những ngôi nhà sàn truyền thống (Ảnh Báo Đại Đoàn Kết)

Vẻ đẹp của Thung Nai thay đổi theo từng mùa, mỗi mùa lại có những nét riêng biệt. Nhiều du khách nhấn mạnh, đặc biệt vào những ngày rằm hay 16 Âm lịch, những ai nghỉ lại qua đêm tại đây sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng ánh trăng sáng lung linh, to tròn vành vạnh soi xuống mặt hồ thuỷ điện đẹp huyền ảo.

Nguồn: doisongphapluat.nguoiduatin. vn/mot-vinh-ha-long-tren-can-nam-giua-long-ho-thuy-ien-ep-ac-biet-vao-em-ram-cach-ha-noi-hon-100km-a447858.html