20/4/24

Tour du lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Thung Nai Đền Bờ lòng hồ Hòa Bình đa dạng hành trình

Thung Nại - Đền Bờ là điểm đến lý tưởng cho du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, không khí trong lành và nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn. Du khách có thể lựa chọn đa dạng các hành trình du lịch phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.



Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, là sự kết hợp hoàn hảo giữa mây, trời, rừng núi và hồ nước cho du khách đến thăm quan, nghỉ ngơi thư giãn, kết hợp du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ rất linh thiêng. Du khách có thể đi du lịch Thác Bờ Hòa Bình trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm nơi đây có nhà nghỉ từ cao cấp cho đến bình dân.

1: Đến với Tour trong ngày :
- Đền Chúa Thác Bờ, Đền Cô, Động Thác Bờ, Bia đá Lê Lợi
- Đền Chúa Thác Bờ, Đền Cô, Động Thác Bờ, Đảo Dừa .
- Đền Bờ, Động Thác Bờ, Vịnh Ngòi Hoa, Bản Ngòi Hoa
- Đền Bờ, Động Thác Bờ, Vịnh Ngòi Hoa, Bản Ngòi Hoa, Đảo Dừa.
- Vịnh Ngòi Hoa, Bản Ngòi Hoa, Động Hoa Tiên, Hồ Hoa Tiên

2: Đến với Tour 2 ngày 1 đêm :
- Đền Bờ, Động Thác Bờ, Suối Trạch, Đảo Dừa
- Đền Bờ, Động Thác Bờ, Vịnh Ngòi Hoa, Bản Ngòi Hoa, Đảo Dừa
- Bản Ngòi Hoa, Động Hoa Tiên, Hồ Hoa Tiên, Động Thác Bờ, Đền Bờ.

Cùng tham quan, tìm hiểu đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân bản Mường nằm giữa thung lũng, bao quanh bởi núi đá vôi. Tham gia hoạt động du lịch đi bộ, leo đồi, bộ môn đạp xe đạp đến các làng bản làng tự khám phá, đánh bóng chuyền, cầu lông, chơi team building, bơi tắm giữa hồ, chèo thuyền Sup, kayak, câu cá, thăm quan lồng đánh bắt cá, đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ mang đậm bản sắc tây bắc...và thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương....rất tuyệt.

Có nhà sàn nghỉ homestay và phòng Vip riêng cho khách đi với số lượng lớn. Du khách cũng được tham gia các hoạt động văn nghệ, ngồi ăn giữa mênh mông sông nước, nghỉ dưỡng tại nhiều địa điểm trong quần thể đảo của lòng hồ Hòa Bình.

Lưu ý:
  • Lịch trình có thể thay đổi tùy theo thời gian và sở thích của du khách.
  • Nên đặt phòng, nhà sàn trước khi đi, đặc biệt là vào mùa cao điểm
  • Nên mang theo kem chống nắng, mũ, nón, kính râm, áo khoác mỏng khi đi du lịch Thung Nai để bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Nên mặc trang phục lịch sự khi tham quan đền, chùa
  • Nên giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường
Một số gợi ý bổ sung:
  • Du khách có thể tham quan thêm các địa điểm khác trong khu vực Thung Nại như: Làng văn hóa du lịch các dân tộc Mường, Thái, Tày,.. tượng đải anh hùng Cù Chính Lan, Nhà máy thủy điện Hòa Bình ...
  • Du khách có thể mua sắm các sản phẩm địa phương như: mật ong rừng, măng rừng, nấm hương,...
Để đặt tour và tư vấn chi tiết hãy liên hệ Du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ Hotline/zalo: 
0️⃣9️⃣1️⃣4️⃣4️⃣8️⃣9️⃣2️⃣8️⃣2️⃣
Địa chỉ đón khách tại cảng Bích Hạ, Tp Hòa Bình & cảng Thung Nai Hòa Bình.

Chúc bạn có một chuyến du lịch Thung Nại - Đền Chúa Thác Bờ Hòa Bình có một kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thật vui vẻ và ý nghĩa!

25/10/23

Những điểm đến hấp dẫn trên lòng hồ Hòa Bình

   Sự hoang sơ, kỳ vỹ của cảnh sắc sông, núi được điểm tô thêm nét mộc mạc, bình dị từ những bản làng của đồng bào Mường, Dao, Tày đã tạo nên sự cuốn hút đối với du khách mỗi khi đến với vùng lòng hồ Hòa Bình rộng lớn.



Du khách trải nghiệm chèo thuyền kayak trên hồ Hoà Bình.

Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài khoảng 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố của tỉnh. Khu vực vùng lòng hồ có hàng trăm đảo lớn nhỏ, dọc theo những dãy núi đá vôi là hệ thống hang động với vô vàn khối nhũ đá, mang dáng vẻ và màu sắc huyền ảo. Trên hồ còn có những vịnh nước nhỏ, trong xanh bốn mùa. Hai bên hồ là những cánh rừng bạt ngàn với hệ động, thực vật phong phú. Bên cạnh thiên nhiên kỳ vỹ là những bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số với giá trị truyền thống còn nguyên vẹn. Đây là điều kiện để đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình du lịch ở vùng lòng hồ sông Đà rộng lớn.

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển du lịch trên hồ Hòa Bình, tỉnh đã quan tâm đầu tư về hạ tầng thiết yếu. Người dân chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc truyền thống. Đến nay, với mỗi điểm dừng chân trên vùng lòng hồ rộng lớn đều đem lại trải nghiệm thú vị đối với du khách. Để bắt đầu hành trình thưởng ngoạn trên vùng lòng hồ, du khách có thể lựa chọn nhiều điểm xuất phát. Gần trung tâm TP Hoà Bình nhất là Cảng Bích Hạ. Cảng nằm phía sau Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, rất thuận lợi đưa đón du khách. Ngoài ra, trên lòng hồ còn có bến thuyền Bãi Sang (Mai Châu), Hiền Lương (Đà Bắc), thuận tiện cho du khách lựa chọn hướng xuất phát để khám phá vùng hồ Hoà Bình.

Đặc biệt, từ TP Hoà Bình di chuyển đường bộ khoảng 25 km về hướng Tây Bắc, hành trình khám phá vùng hồ từ Cảng Thung Nai, thuộc xã Thung Nai (Cao Phong). Đây là hồ chứa nước khổng lồ với những hòn đảo nhấp nhô. Tại đây, du khách có thể lựa chọn một số điểm đến phù hợp cho lưu trú, nghỉ ngơi, như: nhà nghỉ Cối Xay Gió, đảo Dừa, đảo Ngọc Xanh. Trong đó, nhà nghỉ đảo Dừa thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được nhiều du khách lựa chọn.

Theo thống kê của ngành chức năng, hiện tại, khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình có trên 100 cơ sở lưu trú, với khoảng 300 phương tiện vận chuyển khách. Trong đó có nhiều bản du lịch cộng đồng du khách không thể bỏ qua mỗi khi du ngoạn vùng lòng hồ, như bản Ngòi, bản của người Mường cổ nằm ven vịnh Ngòi Hoa, thuộc xã Suối Hoa (Tân Lạc); hay trải nghiệm cuộc sống của người Mường Ao Tá tại bản Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc); các điểm du lịch hấp dẫn khác như: xóm Ké, Mó Hém, xã Hiền Lương (Đà Bắc)... Từ các điểm du lịch cộng đồng, du khách có thể đến trải nghiệm đời sống của người dân ở nhiều bản làng khác nằm ven lòng hồ Hoà Bình, như ghé thăm điểm du lịch cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), đây là bản làng của đồng bào Dao Tiền, còn lưu giữ khá nguyên vẹn những nét văn hoá truyền thống.

Ngoài ra, trên KDL hồ Hoà Bình còn có 2 khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp, gồm: Mai Châu Hideaway và Ba Khan Village Resort. Với những điểm dừng chân hấp dẫn, những năm qua, lượng khách đến tham quan tại KDL hồ Hoà Bình ngày càng tăng. Năm 2022, KDL đã đón 400 nghìn lượt khách, dự báo những năm tiếp theo đạt 500 nghìn lượt khách mỗi năm. Bên cạnh thu hút đầu tư, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch trên KDL vùng hồ Hoà Bình. Theo đó, hàng năm, tỉnh tổ chức các đoàn Famtrip và Presstrip, mời Hiệp hội du lịch của một số tỉnh cùng các công ty lữ hành và cơ quan truyền thông trong, ngoài tỉnh đi khảo sát xây dựng các tour du lịch và tuyên truyền, quảng bá về du lịch của Hòa Bình.

Theo : baohoabinh.com.vn

29/8/23

Khám phá vẻ đẹp động Thác Bờ Hòa Bình

  Động thác Bờ nằm trong quần thể di tích Chúa Thác Bờ, tọa lạc tại xóm Bưng, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Động nằm ở sườn núi Chủa, sườn núi phía bắc bên bờ hồ Hòa Bình. Đây là điểm dừng chân lý tưởng được nhiều người biết đến, thu hút đông đảo du khách đến chốn tâm linh đền Bà Chúa Thác Bờ và thưởng ngoạn du thuyền trên hồ Hòa Bình.

                                                                Du khách thăm quan động thác Bờ

Vào thăm động Thác Bờ với nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình lung linh soi bóng nước, có cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời,… Động Thác Bờ nằm ở sườn núi phía Bắc của dẫy núi Chúa nhìn ra mặt sông. Động có chiều sâu tới hơn 100m. Ngay của động có tháp chuông nguy nga, trên tháp chuông có tượng phật hướng ra sông Đà. Bên trong lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ rộng, chỗ hẹp, nơi rộng nhất tới 20m.


Động Thác Bờ thuộc dạng karst trong núi đá vôi. Vào sâu trong động, khám phá những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm nghìn năm, mới thấy sức sáng tạo của Mẹ thiên nhiên là vô cùng tận.

Đến đây, du khách sẽ bắt gặp những hình thù kỳ lạ và khá sinh động. Bạn có thể thỏa sức chiêm ngưỡng và tưởng tượng ra những hình thù khác nhau của nhũ đá như cá chép hóa rồng, cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời, dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường... Khối dưới đất mọc lên, khối từ trên sà xuống, vô cùng đa dạng.




Động Thác Bờ cũng là nơi được nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái. Có khu thờ Phật có diện tích khá rộng, có tượng Phật tổ quan âm rất lớn, cùng tượng Quan thế âm bồ tát, và các vị thần linh cai quản vùng này. 






Động được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh thắng quốc gia năm 2008.Nơi đây một địa điểm du lịch kết hợp với tâm linh thật là đẹp; về đây ta thấy trời và đất rất gần nhau, hòa quyện trong nhau tạo ra cảnh bao la, bát ngát, mênh mông, xanh và đẹp vô cùng.

Đến động Thác Bờ, bạn có thể kết hợp tham quan các điểm du lịch gần như đền Chúa Thác Bờ, Chợ Bờ họp vào sáng Chủ Nhật, suối Trạch, đảo Đừa, Đảo Xanh, Đảo Ngọc, nhà nghỉ Cối xay gió, bản Ngòi Hoa, động Hoa Tiên, bè nuôi cá lồng trên hồ… Tìm hiểu văn hóa, sinh hoạt, sản xuất, cuộc sống người dân địa phương như chèo thuyền, đánh bắt cá, nấu nướng, thưởng thức các đặc sản núi rừng, hoặc đi thăm bản Mường Giang Mỗ, Bảo tàng không gian văn hóa Mường, đập Thủy Điện Hòa Bình...

4/7/23

Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Thác Bờ
Khu du lịch Thác Bờ thuộc tỉnh Hòa Bình, nằm trên lòng hồ thùy Điện Hòa Bình. Là một khu du lịch sinh thái kết hợp tâm linh nổi tiếng khắp gần xa. Để du khách có một hành trình du lịch thật chu đáo. Thì dưới đây Du lịch tâm linh Đền Chúa thác Bờ chia kinh nghiệm đi du lịch Thác Bờ mà bạn không nên bỏ qua.


Quần thể khu du lịch Đền Chúa Thác Bờ bao gồm Đền Chúa Thác Bờ, Đền Cô ( Đền thờ Chúa Thác Bờ), Đền thờ Lê Lợi ( Bia đá Lê Lợi), Động Thác Bờ và các khu du lịch sinh thái như : Đảo Dừa, Đảo Ngọc, Đảo Xanh, Đảo cối xay gió, Bản Ngòi Hoa ...

Thông tin chung về khu du lịch Thác Bờ

Thác Bờ có tên gọi khác là Thác Vạn Bờ được tạo thành từ hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ khác nhau nằm ở giữa lòng sông Đà. Được mệnh danh là “vịnh Hạ Long” trên núi, Thác Bờ sở hữu không khí vô cùng mát mẻ với phong cảnh đẹp hữu tình. Nơi đây hiện đang là một trong những điểm đến hấp dẫn mà du khách khó có thể bỏ qua.

Khu du lịch gắn liền với lịch sử của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431, khu du lịch này cũng được nhà nước công nhận là di tích quốc gia.

Du lịch Thác Bờ Hòa Bình, du khách không thể bỏ qua 3 điểm đến nổi tiếng là Đền Chúa Thác Bờ , Đền Cô, Động Thác Bờ.

Cách di chuyển đến Thác Bờ .

Từ Hà Nội du khách có thể di chuyển bằng xe máy, hoặc ôtô riêng, xe khách từ bến xe Yên Nghĩa hoặc bến xe Mỹ Đình, taxi ghép, đi lên cảng Bích Hạ Tp Hòa Bình hoặc cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình Sau đó thuê tàu đi Đền Chúa Thác Bờ

Khám phá gì khi du lịch Thác Bờ?

1: Đền Chúa Thác Bờ & Đền Cô ( Đền Thờ Chúa Thác Bờ ) 2 ngôi đền đều thờ Bà Chúa Thác Bờ

Ngôi đền thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân cùng một bà không rõ danh tính người đồng bào dân tộc Dao, hai bà có công kêu gọi người dân địa phương góp lương nuôi quân và tổ chức chèo thuyền đưa nghĩa quân đánh bại quân xâm lược nhà Minh.


Đền Thác Bờ vô cùng linh thiêng, hàng năm đón hàng chục ngàn lượt du khách thập phương đến cầu tự. Cứ vào dịp tổ chức lễ hội, du khách lại nô nức về đây để cầu mong một năm may mắn, thuận buồm xuôi gió. Lễ hội đền Bờ được bắt đầu mở cửa từ ngày mùng 7 tháng Giêng đến hết tháng 4 Âm lịch.

2: Động Thác Bờ : với hệ thống Tượng kỳ vĩ, du khách như lạc vào chốn tiên cảnh. Nơi đây được tạo hoá ban cho vẻ đẹp vô cùng huyền ảo với những khối đá thạch nhũ nhiều hình thù độc đáo. Đặc biệt, những khối đá này càng trở nên huyền bí hơn khi được chiếu dưới những ánh đèn lấp lánh nhiều màu sắc.


Tới với khu vực thờ Phật, tại đây thờ cúng nhiều bức tượng Phật khác nhau như Phật Tổ, Quan Thế Âm Bồ Tát và các vị thần cai quản vùng đất này. Không những vậy, tại đây còn lập cả ban thờ Bác Hồ để tưởng nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Du khách khi tới đây thường dâng hương cầu mong sức khỏe, công việc thuận lợi và may mắn cho mình và người thân.

Tour du lich đi Thác Bờ vào thời điểm mùa nào đẹp ?

Bạn có thể đến du lịch Thác Bờ vào bất cứ mùa nào trong năm .Theo kinh nghiệm du lịch Thác Bờ tự túc nếu bạn yêu thích sự mạo hiểm, thích khám phá thiên nhiên bằng việc leo núi thì mùa cạn là thời điểm du lịch Thác Bờ lý tưởng. Bạn sẽ phải chinh phục gần 100 bậc đá để tới cửa động Thác Bờ và tham quan.

- Tuy nhiên, mùa nước dâng mới chính là thời điểm mà nhiều người lựa chọn nhất. Bởi lúc này bạn không cần phải đi bộ vất vả, mà chỉ cần ngồi thuyền là tới được cửa động Thác Bờ rồi nhé.

Ăn gì khi du lịch Thác Bờ?

Khám phá ẩm thực Hòa Bình cũng là một trải nghiệm thú vị trong chuyến đi hãy xem một vài gợi ý sau đây:

Món cỗ lá: Là một mẹt thức ăn với các món được chế biến từ thịt lợn và nội tạng lợn.

Món gà nướng: Gà ở Thung Nai thường được nuôi thả đồi, nên thịt thường thơm và chắc hơn rất nhiều so với gà nuôi tại nhà. Tuy nhiên thịt chắc nhưng không bị dai, khi chế biến thành món gà nướng, người ta tẩm ướp với các gia vị đặc trưng, tạo nên mùi thơm hấp dẫn đến khó cưỡng.

Món chả rau đáu: Món ăn phổ biến của người dân nơi đây và thường thấy trong các bữa ăn hàng ngày. Món chả được làm từ nhân thịt lợn, tẩm ướp hành khô, hạt dổi và các gia vị khác, sau đó đem gói với lá rau đáu và nướng chín.

Cá sông Đà nướng: đến với Hòa Bình mà không một lần thưởng thức món cá được đánh bắt từ dòng sông Đà thì quả là một điều tiếc nuối vô cùng lớn. Cá tại sông Đà luôn chắc thịt, ăn rất ngọt và ngon, cá nướng lên được bọc bạc rồi khi ăn nóng hỏi chấm với mắm tỏi ớt chắc chắn sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.

Cơm lam: Món ăn đơn giản, được chế biến từ gạo nếp nương thơm ngon, hảo hạng, ngâm với nước qua một đêm và trộn với dừa nạo sợi và cho vào ống tre nướng chín. Khi ăn, cơm dẻo, có vị thơm và ngọt nhẹ của vị dừa, vô cùng hấp dẫn.

Mía tím Hòa Bình : có thân bóng mịn, sắc vỏ màu tím thẫm, dóng dài, cảm nhận khi ăn có vị ngọt thơm, thịt mềm chứ không bị cứng như ở nhiều nơi trồng khác. Được người dân bán đã cạo gọt vỏ, cắt khúc bán để ăn giải khát và làm quà biếu.


Chi phí du lịch Thác Bờ

- Giá vé tham quan lòng hồ Hòa Bình :
áp dụng cho du khách khi đến cảng là 7.000VNĐ/1 khách.

- Giá thuyền đi Thác Bờ : Vào mùa lễ hội dịp đầu Xuân, du khách thập phương đến Thác Bờ tham quan, lễ đền rất đông. Nếu có kế hoạch đi, bạn nên đặt tàu thuyền trước từ 10 – 15 ngày để đảm bảo tốt nhất. Sau đây là bảng giá thuyền đi Chúa Thác Bờ tại cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình và  bảng giá thuê thuyền đi Đền Chúa Thác Bờ tại cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình cách tp Hòa Bình 20km.

Nên đi cảng đông thì giá thuê tàu riêng cảng rẻ để liên hệ có giá tốt nhất hãy điện thoai số Hotline của website denchuathacbo.vn

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Thác Bờ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc khi ghé mảnh đất tươi đẹp Hoà Bình. Nơi chứa đựng miền văn hoá đặc sắc này nhé! Mọi thông tin về chuyến đi, quý khách vui lòng để lại thông tin, Du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ sẽ giải đáp nhanh nhất!

8/6/23

Đặc sắc chợ phiên Sông Đà
Chợ phiên trên Sông Đà không chỉ đơn giản là nơi trao đổi hàng hóa, nó còn trở thành nơi gặp gỡ, giao lưu tinh thần đậm nét văn hóa vùng sông nước

Huyện Phù Yên là 1 trong 6 huyện của tỉnh Sơn La thuộc diện di chuyển để xây dựng thủy điện Hòa Bình. Đối với huyện Phù Yên thì có 8 xã, đó là: Tường Thượng, Tường Hạ, Tường Tiến, Tường Phong, Tân Phong, Bắc Phong, Nam Phong và Đá Đỏ. Ngoài số dân đã chuyển đến nơi tái định cư mới thì số dân cư ở lại di vén sống ven 2 bên bờ Sông Đà, hình thành khu vực dân cư sinh sống, mưu sinh trên lòng hồ Sông Đà, giao thông đi lại cũng như giao thương hàng hóa chủ yếu trên sông nước. Chính vì vậy chợ phiên Sông Đà đã được hình thành.


Chợ phiên Sông Đà tại xã Tường Tiến (Phù Yên, Sơn La). 

Chợ phiên một tháng ba phiên (lần)

Dọc theo Sông Đà thuộc địa bàn huyện Phù Yên (Sơn La), chợ phiên Sông Đà một tháng có 3 phiên, cách một đoạn sông khoảng 1 - 2 xã thì có một chợ và các chợ thường tổ chức so le các ngày trong tháng. Hầu như xã nào cũng có một điểm chợ là các bến nước, bến thuyền, nơi các tàu, thuyền chở hàng từ xuôi lên. Chợ phiên tại các xã vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình thuộc địa bàn huyện Phù Yên thường họp so le vào các ngày trong tháng, cụ thể: tại xã Nam Phong, chợ phiên họp vào buổi sáng các ngày 3,13,23; buổi chiều, các thuyền lại di chuyển lên xã Bắc Phong; ngày 4,14,24 lại di chuyển lên xã Đá Đỏ; ngày 6,16, 26 là điểm cuối tại xã Tân Phong rồi lại quay vòng lại theo lịch họp tháng tiếp theo.
Nét văn hóa đặc sắc của người dân vùng sông nước

Chợ phiên Sông Đà là những bãi đất rộng sát bến sông hoặc có thể là nơi các thuyền chở hàng neo đậu cạnh bến sông, các chủ thuyền kinh doanh bắc một chiếc cầu nhỏ để mọi người lên thuyền xem, mua hàng. Những ngày có chợ luôn đông vui, nhộn nhịp, người mua, người bán, trên bến, dưới thuyền tấp nập. Thương lái đến từ khắp các tỉnh, trong đó nhiều nhất là các thương lái Phú Thọ, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng, Nam Định. Các mặt hàng ở chợ phiên khá phong phú, đa dạng phục vụ người dân, từ cái kim, sợi chỉ, các mặt hàng khô, hàng thiết yếu, quần áo, giày dép, đến những mặt hàng điện tử đắt tiền.

Buôn bán tại các chợ phiên sông Đà cách được 12 năm, Chị Nguyễn Thị Định, chủ một thuyền hàng đến từ tỉnh Hòa Bình cho biết: Thuyền của tôi trọng tải lớn nên các mặt hàng đa dạng, phong phú, trên thuyền có đủ các mặt hàng phục vụ bà con, từ các thiết yếu như mắm muối, mỳ chính, dầu ăn, bánh kẹo, đường sữa, hàng mỹ phẩm, đến các mặt hàng đắt tiền như đồ điện tử: tăng âm, loa đài, nồi cơm điện, chảo điện, bóng điện, dây điện, điện thoại đủ cả.


Clip: Đặc sắc chợ phiên Sông Đà, nét văn hóa vùng hồ thủy điện Hòa Bình

Thuyền của chị Định như một siêu thị di động trên mặt nước, rong ruổi cả tháng trên lòng hồ Sông Đà, từ Hòa Bình lên các chợ ở Sơn La, hết phiên lại quay về đóng hàng. Ngoài bán các hàng thiết yếu phục vụ bà con, mỗi phiên chợ, chị Định còn thu mua các loại hàng nông sản của người dân như: buồng chuối, khoai, sắn, giong riềng, con lợn, con gà. Theo chị Định, đây là những sản phẩm sạch được người dân sản xuất tự nhiên nên rất được người dưới xuôi ưa chuộng.

"Chị đi chợ phiên như một thói quen không thể bỏ, phiên nào không đi thấy rất nhớ nhung vì chợ phiên không chỉ là nơi giao thương mua, bán các mặt hàng, sản phẩm giữa thương lái và người dân, mà còn là nơi chị được gặp gỡ, giao lưu với người dân bản địa thật thà, chất phác, được chia sẻ, hiểu thêm những giá trị văn hóa đặc sắc của bà con vùng hồ Sông Đà. Đến với phiên chợ, chị được hòa mình trong khí sôi động, ồn ào, tìm kiếm những câu chuyện với mọi người", chị Định nói.
Thuyền hàng của thương lái như một siêu thị di động trên mặt nước đa dạng các loại sản phẩm.

Chợ phiên họp, nơi đây hội tụ nhiều loại sản phẩm của bà con địa phương, từ mớ rau, con cá, các loại vật nuôi để bán và mua lại những mặt hàng cần thiết như gạo, mắm muối, mì tôm, quần áo, giày dép, dầu gội…. Từ khi rời lòng hồ Hòa Bình lên sườn núi, gạo đối với người dân nơi đây trở nên vô cùng quý giá, họ hầu như không thể trồng được lúa trên các sườn đồi khô cằn sỏi đá vốn chỉ hợp với trồng ngô, trồng sắn và phiên chợ nào họ cũng phải mang theo bao tải để đong gạo. Chợ phiên chỉ họp trong vòng khoảng 2 tiếng, từ 7-9 giờ sáng nên những ngày có chợ phiên, người dân háo hức, thường dậy từ rất sớm để đến chợ vào khoảng 6-7 giờ sáng.

Tại phiên chợ xã Tường Tiến. Chúng tôi gặp anh Giàng A Lềnh, bản Suối Vạch, xã Kim Bon (Phù Yên, Sơn La), anh Lềnh cho biết: Phiên chợ nào của xã Tường Tiến anh cũng đi để bán những sản vật nông nghiệp của nhà làm ra, rồi mua hàng hóa thiết yếu cho gia đình. Ở xã Kim Bon, bà con chủ yếu đi chợ Tường Tiến vì 2 xã giáp ranh nhau.

"Đến phiên chợ, người dân trong xã háo hức đi từ sớm, có cả người già, phụ nữ, trẻ em. Ngoài việc mua bán còn được gặp gỡ mọi người, được mua cái bánh, gói kẹo về làm quà cho con hoặc chỉ để ăn một bát phở, cái bánh rán...", anh Lềnh vui tươi nói.
Tranh thủ ngày nghỉ học, trẻ em được bố mẹ đưa đi chợ phiên và mua quần áo mới. 

Ông Triệu Văn Tiến, người dân tộc Dao ở bản Suối Lốm, xã Tường Phong (Phù Yên, Sơn La) cho biết: xã Tường Phong gần với xã Tường Tiến nên mỗi lần đến phiên chợ, người dân đều đi thuyền ra đây mua sắm cho tiện. Hàng hóa ở chợ đa dạng, phong phú, cần mua gì cùng có, giá cả hợp lý. Mỗi phiên chợ, bà con có buồng chuối, con lợn, con gà, hay ngô, sắn đều mang ra trao đổi hàng hóa. Đi chợ phiên, ngoài trao đổi, mua bán hàng hóa, ông còn được gặp gỡ nhiều người, được giao lưu với nhiều dân tộc khác nên ông thấy rất vui.

Còn với chị Mùi Thị Khuyên, xã Tân Phong (Phù Yên, Sơn La), chị chia sẻ: Chợ phiên sông Đà đối với chị như là một phần rất quan trọng trong cuộc sống vì phiên chợ nào của xã Tường Tiến chị cũng đi. Mỗi phiên chợ chị bán những sản phẩm của gia đình tự sản xuất như bắp ngô, mớ rau, bó măng, hay đơn giản chỉ là những bó đũa, bó tăm tự tay làm. Phiên chợ nào không đi, chị thấy nhớ cồn cào, chị đi chợ phiên không chỉ giao lưu hàng hóa, mà còn để cảm nhận cái không khí nhộn nhịp của chợ, những nét văn hóa đặc sắc của bà con vùng sông nước.

Cũng tại phiên chợ, chúng tôi gặp bà Hà Thị Án ở bản Pa, xã Tường Tiến (Phù Yên, Sơn La), bà Án năm nay cũng gần 80 tuổi nhưng phiên chợ nào cũng vậy cứ tới phiên là bà đi. Tới chợ phiên, lúc đi, có khi bà chỉ nải chuối chín, chai ớt rừng, mớ rau để bán. Lúc về, bà mang chai nước mắm, gói bột canh, cũng có khi chỉ là vài ba cái bánh, gói kẹo. Thế nhưng bà vẫn rất vui và háo hức với những phiên chợ như thế, bởi ở chợ phiên, bà Án được gặp gỡ với rất nhiều người, bà cảm thấy mình được sống lại một thời tuổi trẻ, tiếp xúc với nhiều người để có cơ hội học và rèn luyện vốn tiếng Kinh ít ỏi của mình.
Tại chợ phiên, bà con đưa đến những thứ mà gia đình làm ra để bán và mua yếu phẩm cần dùng. 

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt/Trang Trại Việt điện tử, ông Lường Văn Chung, Phó chủ tịch UBND xã Tường Tiến (Phù Yên, Sơn La) cho biết: Chợ phiên của xã Tường Tiến vẫn duy trì 10 ngày 1 phiên. Chợ phiên không chỉ là nơi giao thương, buôn bán các mặt hàng giữa miền xuôi và miền ngược mà còn là nơi giao lưu văn hóa tinh thần đậm chất vùng sông nước của bà con các xã vùng lòng hồ Sông Đà. Đây cũng là nơi bà con bán những sản vật của đồng bào như con gà, bó măng, buồng chuối, quả đu đủ, củ sắn, củ dong trồng được, ít rau rừng, các loại cá trên lòng hồ.... Mỗi phiên chợ, chúng tôi phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra các mặt hàng bán tại chợ, như hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng.... Có chợ phiên, các mặt hàng nông sản của người dân làm ra có nơi tiêu thụ thuận tiện, bà con cũng mua sắm hàng thiết yếu phục vụ gia đình, từ đó, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa các vùng, miền, cũng như đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy chợ phiên Sông Đà không còn nhộn nhịp như trước nhưng là nét văn hóa đặc sắc của người dân miền sơn cước ven sông. .

Chợ phiên Sông Đà vẫn duy trì 1 tháng 3 phiên nhưng những năm gần đây đã không còn tấp nập như trước. Hàng ngày, hàng hóa từ các nơi mang đến phục vụ tại bản nên sức mua ở các phiên chợ giảm. Trước đây, mỗi phiên chợ có khoảng 12-13 thuyền cập bến với 30-40 hộ thuê ki ốt bán hàng, nay mỗi phiên chợ nhiều cũng chỉ có 2-3 thuyền vào chợ vì hàng bán chậm, số người thuê ki ốt bán hàng cũng ít dần. Tuy vậy, chợ phiên vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân vùng lòng hồ Sông Đà, huyện Phù Yên (Sơn La), là một nét văn hóa đặc sắc của người dân miền sơn cước ven sông. Mỗi người đến chợ phiên nơi đây, ngoài mục đích mưu sinh còn có chung một niềm vui, đó là được gặp, gỡ, giao lưu và chia sẻ.

Theo : trangtraiviet. danviet. vn

7/6/23

Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn Đôi Cô bến Khủa
Đền thờ Mẫu Thượng - Cô đôi thượng bến Khủa là nơi thờ cúng thờ Bà Thánh Mẫu Thượng hay còn gọi là đền Khủa vì nằm ở địa chỉ xã Song Khủa, huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Sơn La.

Sự tích Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn Đôi Cô bến Khủa. Tích bà Chúa Mường họ Đinh Thị Kiều Vân khi bà trở vua Lê Lợi cấp lương thực lên Tây Bắc. Khi quay về đến cửa hang Đanh thì bị úp thuyền xác của bà trôi dạt về thác Bờ. Nhân dân thác Bờ vớt bà lên, lập ngôi đền thờ Chúa Thác Bờ.



Đền Khủa - Sơn La cách Đền Chúa Hang Miếng 40p đi tàu, đường đi lên phong cảnh thác sông núi nước non hữu tình, hùng vĩ . Một ngôi đền mà rất ít bách gia biết đến khi đi lễ hội Đền Chúa Thác Bờ.




Hàng năm rất ít đoàn đến tham và công đức cho nhà đền, nên đền còn rất hoang sơ và thiếu thốn, rất mong du khách thập phương khi đi lễ Đền Chúa Hang Miếng có thể dành chút ít thời gian lên tham Đền Song Khủa (Vân Hồ, Mộc Châu, Sơn La).

Cho thuê tàu thuyền chở khách lễ đền Chúa Thác Bờ, Đền Chúa Hang Miếng, Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn Đôi Cô bến Khủa. Liên hệ O97.4177.7O4 hoặc O91.448.9282 để được tư vấn đặt thuyền với giá ưu đãi . Nhận đặt cung phục vụ hầu đồng Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn Đôi Cô bến Khủa, cùng cung văn phục vụ hầu đồng.