9/10/24

Chiến khu cách mạng Mường Khói
Chiến khu Mường Khói là một địa điểm du lịch tại Huyện Lạc Sơn (Tỉnh Hoà Bình thuộc vùng Tây Bắc Bộ). Cách trung tâm Tỉnh Hoà Bình khoảng 66 km.


Chiến khu Mường Khói là di tích lịch sử cách mạng, khu căn cứ địa cách mạng thời kỳ tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945, thuộc hệ thống chiến khu (Hoà - Ninh - Thanh) do xứ uỷ Bắc kỳ trực tiếp xây dựng và chỉ đạo hoạt động, tại đây xứ uỷ Bắc Kỳ đã mở lớp huấn luyện quân sự tập trung (Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu). Cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 70km, cách thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn theo đường 12 khoảng 15km. Được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993. 

Mường Khói bao gồm vùng đất của 3 xã Hoài Ân, Hiếu Nghĩa và Tân Mỹ (nay là xã Ân Nghĩa, xã Yên Nghiệp và xã Tân Mỹ), nằm ở phía Đông Nam huyện Lạc Sơn, địa hình rừng núi hiểm trở, Mường Khói có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, có đường 12A chạy qua nối liền với tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hoá, nối liền với đường số 6 cửa ngõ của khu vực Tây Bắc. Khu vực hoạt động của chiến khu Mường Khói kéo dài từ đường 12A vào chân dẫy núi Trường Sơn nối liền với các chiến khu Quỳnh Lưu (Ninh Bình), Ngọc Trạo (Thanh Hoá) và từ Mường Khói toả lên thị trấn Vụ Bản, Mường Vang (vùng Cộng Hoà - Lạc Sơn). 


Các địa điểm di tích chủ yếu của khu căn cứ cách mạng Mường Khói: Khu vực ba cây đa cổ thụ: Là địa điểm liên lạc đón tiếp cán bộ của ban cán sự Đảng tỉnh Hoà Bình về hoạt động cách mạng. Ngày 20/8/1945 các lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng Mường Khói đã tập trung tại đây để đứng lên giành chính quyền ở châu Lạc Sơn. 


Đây là nơi lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của phong trào cách mạng ở châu Lạc Sơn tung bay trên ngọn cây đa cổ thụ. Khu vực nhà ông Quách Hy: Ông Quách Hy và con trai là Quách Dưỡng là những hội viên cứu quốc đầu tiên của Mường Khói. Nhà ông Quách Hy là nơi đón tiếp cán bộ, là địa điểm liên lạc của ban cán sự đảng tỉnh Hoà Bình và cán bộ xứ uỷ Bắc kỳ về hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng ở chiến khu Mường Khói. Khu vực gia đình nhà ông Bùi Văn Khuýnh: Trước đây nhà ông cư trú tại xóm Lọt, là địa điểm tổ chức lớp học quân sự cách mạng tập trung của xứ uỷ Bắc kỳ (Trường sơn du kích kháng Nhật học hiệu). 


Tại chiến khu Mường Khói trung đội tự vệ cứu quốc, lực lượng vũ trang đầu tiên của phong trào cách mạng Lạc Sơn được thành lập tại đây (tháng 3/1945). Tháng 7/1945 xứ uỷ Bắc Kỳ mở lớp huấn luyện quân sự tập trung (Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu) để đào tạo các cán bộ quân sự lãnh đạo khởi nghĩa ở các địa phương thuộc Bắc Kỳ. Chiến khu Mường Khói còn là địa bàn hoạt động cách mạng của các đồng chí Bạch Thành Phong (uỷ viên thường vụ xứ uỷ Bắc Kỳ), Vương Thừa Vũ (cán bộ xứ uỷ Bắc Kỳ), Lê Quang Hoà (Bí thư ban cán sự Đảng tỉnh Sơn Tây) và nhiều đồng chí cán bộ nòng cốt của phong trào cách mạng ở tỉnh Hoà Bình và các tỉnh khác ở Bắc Kỳ. 

Chiến khu Mường Khói là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hoà Bình. Trong phong trào khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, Mường Khói là nơi các lực lượng cách mạng và quần chúng nhân dân huyện Lạc Sơn, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thành công đầu tiên ở tỉnh Hoà Bình. 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hoà Bình

4/10/24

Đi nhầm đường đi Đền Chúa Thác Bờ phải đi phà qua

 Đi nhầm đường do đi đường bộ chỉ đi lên được Đền Thờ Chúa Thác Bờ ( hay còn gọi là Đền Cô ) thuộc thuộc xóm Phố Bờ, xã Vầy Nưa, Đà Bắc, Hòa Bình. Muốn đi Đền Chúa Thác Bờ thuộc Cao Phong Hòa Bình và Động Thác Bờ thì bắt buộc phải đi tàu mới đến được vì đền ở trên núi dưới hồ thủy điện Hòa Bình.


Mọi người thấy google maps chỉ đường bộ đi hướng Đà Bắc qua cầu thì chỉ đến Đền Thờ Chúa Thác Bở thuộc xã Vầy Nưa, Đà Bắc. Muồn sang Đền Chúa Thác Bờ Cao Phong, Hòa Bình đi bằng ôtô hoặc xe gắn máy thì không đi được phải thuê phà đi sang. Chi phí rất lãng phí.

Nên gửi xe đi từ cảng Bích Hạ Tp Hòa Bình hoặc cảng Thung Nai Hòa Bình lên tàu đi sang được ngắm cảnh thư giãn núi non hùng vĩ chi phí không cao. Quý khách có nhu cầu đi Đền Chúa Thác Bờ liên hệ Hotline trên website sẽ tư vấn rõ ràng miễn phí. 

Cả 2 ngôi đền đều thờ bà Chúa Thác Bờ hai vị nữ tướng là Đinh Thị Vân – người Mường và một bà người Dao ở Vầy Nưa, có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác nhưng vẫn rất uy nghi và nổi tiếng linh thiêng.

Hai khu đền thờ Chúa Thác Bờ còn gọi là đền Trình ( Thung Nai ) và Đền Chầu ( Đà Bắc ) nằm ở hai hòn đảo khác nhau nên để đi ra các đền phải đi thuyền sang sông khoảng 10 phút để đến nơi.

3/10/24

Lễ tạ cuối năm Đền Chúa Thác Bờ

 Tạ lễ cuối năm tại Đền Chúa Thác Bờ là một trải nghiệm tâm linh ý nghĩa. Nếu như đầu năm là dịp để du khách thập phương hành hương tới Đền Bà Chúa Thác Bờ cầu may thì cuối năm các cá nhân, tập thể khắp nơi đều trở về với Đền để tạ lễ, ơn một năm thuận buồm xuôi gió...



Đền Chúa Thác Bờ là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc, thu hút đông đảo du khách thập phương đến lễ bái, cầu nguyện. Đặc biệt vào dịp cuối năm, không khí tại đây càng trở nên nhộn nhịp hơn khi mọi người về đây tạ ơn thần linh và cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.

Vì sao nên tạ lễ tại Đền Chúa Thác Bờ?
  • Không gian linh thiêng: Với kiến trúc độc đáo và không gian yên tĩnh, đền Chúa Thác Bờ mang đến cảm giác thanh tịnh, giúp bạn tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.
  • Văn hóa tâm linh sâu sắc: Lễ tạ cuối năm tại đây là dịp để bạn tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt, thể hiện lòng thành kính với thần linh và cầu mong những điều tốt đẹp.
  • Cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp: Đền tọa lạc tại một vị trí đắc địa, lưng tựa núi, mặt hướng sông Đà, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình, giúp bạn thư giãn và tận hưởng không khí trong lành.
Những điều cần chuẩn bị khi đi lễ:
  • Lễ vật: Hương, hoa, quả, tiền vàng, oản, bánh kẹo...
  • Trang phục: Nên mặc quần áo lịch sự, kín đáo.
  • Thái độ thành kính: Hãy giữ thái độ thành kính khi vào đền, không nói chuyện lớn tiếng, không xả rác bừa bãi.
Lễ nghi tạ lễ:
  • Thắp hương: Thắp hương trước ban thờ chính và các ban thờ phụ.
  • Cúi lạy: Cúi lạy thành tâm để bày tỏ lòng thành kính.
  • Khấn vái: Khấn vái những điều mình mong muốn trong năm mới.
Lưu ý khi đi lễ:
  • Thời gian: Nên đi lễ vào những ngày cuối năm để tránh đông đúc.
  • An toàn: Cẩn thận giữ gìn đồ đạc cá nhân, tránh bị kẻ gian lợi dụng.
  • Bảo vệ môi trường: Không xả rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung.
 Đặc sắc Tour lễ tạ cuối năm Đền Chúa Thác Bờ:
- Tạ lễ, dâng hương tại Đền Chúa Thác Bờ, Đền Cô, Động Thác Bờ
- Chiêm bái vẻ đẹp hoang sơ, hữu tình của lòng hồ Hoà Bình
- Check in khám phá Vịnh Ngòi Hoa, Bản Ngòi Hoa, Động Hoa Tiên, Hồ Hoa Tiên.
- Hoạt động chèo thuyền Sup, kayak, bơi,câu cá, đi bộ, đi xe đạp khám phá các bản làng xung quanh Đảo Dừa Hòa Bình ...
- Thưởng thức ẩm thực Mường đặc sắc trên tàu hoặc tại nhà hàng Đảo Dừa.
Tạ lễ cuối năm tại Đền Chúa Thác Bờ không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để bạn thư giãn, cầu mong những điều tốt đẹp và tận hưởng không khí lễ hội truyền thống của người Việt. Hãy liên hệ với Hotline chúng tôi rất sẵn lòng giúp bạn lên kế hoạch cho một chuyến đi thật ý nghĩa.

2/10/24

Du lịch mùa đông Đền Chúa Thác Bờ

Du lịch mùa đông đến Đền Chúa Thác Bờ là một trải nghiệm vô cùng thú vị và đáng nhớ. Với không khí se lạnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những câu chuyện huyền bí xung quanh ngôi đền cổ kính, chắc chắn bạn sẽ có những kỷ niệm khó quên.

Tại sao nên du lịch Đền Chúa Thác Bờ vào mùa đông?

  • Không khí trong lành, se lạnh: Mùa đông là thời điểm lý tưởng để tận hưởng không khí trong lành, se lạnh của vùng núi Hòa Bình. Cảm giác được hít thở bầu không khí mát lành, ngắm nhìn những làn sương mỏng bao phủ hồ nước chắc chắn sẽ giúp bạn thư giãn và quên đi những muộn phiền.
  • Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ: Đền Thác Bờ tọa lạc bên hồ Hòa Bình rộng lớn, với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, non nước hữu tình. Vào mùa đông, khung cảnh nơi đây càng trở nên thơ mộng và lãng mạn hơn.
  • Khám phá văn hóa tâm linh: Đền Thác Bờ là một ngôi đền cổ kính, mang đậm nét văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Đến đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của ngôi đền mà còn có cơ hội tìm hiểu về những câu chuyện huyền bí, những lễ hội truyền thống.
  • Thưởng thức ẩm thực đặc sản: Ẩm thực địa phương là một trong những điểm hấp dẫn của du lịch Đền Thác Bờ. Bạn có thể thưởng thức những món ăn đặc sản như cá nướng, tôm nướng, thịt lợn Mường, gà chạy bộ... với hương vị thơm ngon, đậm đà.

Những hoạt động thú vị khi đến Đền Thác Bờ:

  • Tham quan đền Chúa Thác Bờ: Khám phá kiến trúc độc đáo của ngôi đền, cầu nguyện và chiêm bái.
  • Thăm động Thác Bờ: Khám phá hệ thống hang động kỳ bí với những nhũ đá lung linh.
  • Trải nghiệm du thuyền trên hồ Hòa Bình: Ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ từ trên thuyền.
  • Khám phá các bản làng dân tộc: Tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức những điệu múa, bài hát dân ca truyền thống.
  • Tham gia các lễ hội truyền thống: Nếu có dịp đến Đền Thác Bờ vào dịp lễ hội, bạn sẽ được hòa mình vào không khí sôi động, náo nhiệt của lễ hội.

Một số lưu ý khi du lịch Đền Thác Bờ:

  • Chuẩn bị quần áo ấm: Mùa đông ở Hòa Bình khá lạnh, bạn nên chuẩn bị đầy đủ quần áo ấm để tránh bị cảm lạnh.
  • Mang theo giày thể thao: Đường đi đến đền và động khá trơn trượt, bạn nên mang theo giày thể thao để thuận tiện cho việc di chuyển.
  • Chuẩn bị kem chống nắng và mũ: Mặc dù trời lạnh nhưng bạn vẫn nên bảo vệ làn da của mình bằng kem chống nắng và mũ.
  • Tìm hiểu về văn hóa địa phương: Trước khi đến thăm đền, bạn nên tìm hiểu về văn hóa địa phương để tránh những điều kiêng kỵ.

Lời khuyên:

  • Nên đi theo tour: Nếu bạn đi một mình hoặc đi cùng gia đình, bạn có thể tham gia các tour du lịch Đền Thác Bờ để được hướng dẫn viên đưa đi tham quan và giới thiệu về các địa điểm nổi tiếng.
  • Nên đặt phòng khách sạn trước: Vào mùa cao điểm, lượng khách du lịch đến Đền Thác Bờ rất đông, vì vậy bạn nên đặt phòng khách sạn trước để đảm bảo có chỗ ở.

Kết luận:

Du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ vào mùa đông là một trải nghiệm tuyệt vời mà bạn không nên bỏ lỡ. Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ có một chuyến đi thật vui vẻ và ý nghĩa.

28/9/24

Những điểm check in siêu đẹp ở thành phố Hòa Bình
Dưới đây là các địa điểm du lịch thành phố Hòa Bình cho chuyến đi thay đổi không khí cuối tuần.

1. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

Nhắc đến địa điểm du lịch ở thành phố Hoà Bình thì đảm bảo không ai là không biết đến Nhà máy Thuỷ điện của Hoà Bình. Nhà máy Thuỷ điện lớn nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn khu vực Đông Nam Á. Xây dựng tại lòng hồ Hoà Bình và giữa dòng sông Đà nổi tiếng từ năm 1979 đến 1994 thì đi vào hoạt động, có sự giúp đỡ trong cả xây dựng và vận hành của các chuyên gia Liên Xô.


Ảnh: @dandan_vu

Công trình này có tổng cộng 8 tổ máy đang vận hành, mỗi tổ công suất lên đến cả 24 vạn kilowatt, cho ra sản lượng điện tương đương 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh). Đến đây ngoài check in với cảnh hùng vĩ của con đập bạn còn có cơ hội được tham quan tận mắt các tổ máy phát điện, chụp ảnh với khu vực Đài tưởng niệm cũng như Tượng đài Bác Hồ trong khuôn viên. Thăm nơi khu vực có ghi “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư sẽ được mở vào ngày 1-1-2100”.

Ảnh: @hoangtuyet_

2. Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường

Nếu là một người yêu văn hoá nhất là văn hoá của xứ Mường thì không thể bỏ qua cơ hội tham quan địa điểm này khi đến Hoà Bình. Bảo tàng tư nhân này nằm trên đường Tây Tiến thuộc phường Thái Bình, thành phố Hoà Bình. Bảo tàng độc đáo này ra đời bắt nguồn từ niềm đam mê cũng như khát khao cháy bỏng của một Hoạ sĩ, anh mong muốn tái hiện cũng như giới thiệu đến mọi người không gian sinh hoạt của đồng bào dân tộc Mường.

Ảnh: @liwliledang

Phải mất đến 10 tìm tòi, sưu tầm các hiện vật và 1 năm xây dựng thì đến năm 2007 Bảo tàng Không gian Văn hoá Mường mới chính thức được mở cửa đón khách. Chủ nhân lựa chọn địa điểm để xây dựng bảo tàng cũng hết sức đặc biệt, bên trong một thung lũng đá vôi với diện tích khiêm tốn chỉ 5ha nhưng lại được biết đến như cái nôi của người Mường cổ.

Ảnh: @phamthiphuongthaohd

Dân tộc Mường được biết đến là một trong những dân tộc sở hữu bề dày truyền thống cả về lịch sử lẫn văn hoá hàng đầu trong 54 dân tộc anh em. Chủ nhân không chỉ bỏ vốn mà còn tham gia vào các công việc thiết kế cũng như xây dựng hoàn thiện để địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình này được giới thiệu đến mọi người một cách chỉn chu nhất.

Ảnh: @GOdy

Để có thể tái hiện được hoàn hảo văn hoá xứ Mường, chủ nhân của bảo tàng đã chọn cách bày trí mộc mạc nhất như nó vốn xuất hiện trong đời sống hàng ngày chứ không lồng trong những chiếc tủ kính trang trọng. Từ hàng rào, con đường đi, các đồ dùng, ban thờ,... đều khiến cho người xem mường tượng được những nét đặc trưng nhất của một xã hội Mường thu nhỏ. Từ cuộc sống, công việc đến các phong tục tập quán hàng ngày do vậy tạo nên sự cuốn hút vô cùng lớn.

Ảnh: @anhdungnguyen

Kinh nghiệm du lịch Hoà Bình, bảo tàng có 2 khu vực chính để tham quan:

- Khu tái hiện: được chia thành 4 khu nhà sàn, mỗi khu đại diện cho 1 tầng lớp trong xã hội Mường xưa. Điểm ấn tượng là chủ nhân đã cất công sưu tầm và thiết kế lại từ chính những ngôi nhà cổ mà các tầng lớp trong xã hội Mường đã sống. Vật liệu hoàn toàn tự nhiên chủ yếu từ gỗ, tre,... và lợp mái lá.Nhà Lang: nơi ở của tầng lớp nắm quyền cao nhất, những người thống trị toàn xứ Mường.
  • Nhà Ậu: dành cho những người giúp việc tại nhà Lang.
  • Nhà Noóc: nơi sinh sống của tầng lớp bình dân.
  • Nhà Nóc Trọi: đại diện cho tầng lớp bần cùng, dưới đáy xã hội người Mường thời bấy giờ.
Ảnh: @hiepbeta._

- Khu trưng bày: hơn 3.000 hiện vật được đặt cố định và chia theo nhiều chủ đề khác nhau. Bên trong đó, có rất nhiều hiện vật nổi tiếng bằng đồng như: cồng, chiêng, lư,... Và cả những công cụ phục vụ cho đời sống hàng ngày, công cụ làm việc như: đồ sinh hoạt gia đình, guồng nước, công cụ đánh bắt cá, đồ dệt thổ cẩm,...

Ảnh: @haglala

Ngoài các khu vực trưng bày hiện vật và tái hiện cuộc sống của người dân Mường thì địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình này còn thu hút số lượng lớn khách đến tham quan với thư viện sở hữu cả ngàn đầu sách. Nội dung các đầu sách rất đa dạng từ lĩnh vực Văn học, Văn hoá, Kinh tế, Lịch sử cho đến cả Khoa học kỹ thuật,... Không chỉ có sách Văn hoá các dân tộc mà còn đưa đến nhiều loại sách về Văn hóa Mường độc đáo.

Ảnh: @lehuongmai73

Đến Bảo tàng ấn tượng này tại Hoà Bình không chỉ tham quan tìm hiểu về giá trị Văn hoá Mường truyền thống mà còn được học tập, giải trí. Cùng tìm hiểu cuộc sống của bà con dân Mường hàng ngày với các hoạt động như: làm rẫy, giã gạo, dệt vải,... Thưởng thức nhiều món ăn ngon mộc mạc đặc sản của núi rừng trong không khí vui nhộn của âm nhạc vang vọng. Tham gia các trò chơi đầy thú vị cùng người dân bản chân chất thật thà quả là trải nghiệm khó quên.

Ảnh: @haglala


3. Hồ thủy điện Hòa Bình

Một trong những trải nghiệm mang lại cho bạn phút giây thật đáng nhớ chính là khám phá hồ Hoà Bình - hồ nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á. Chiều dài của nó lên đến 70km, không chỉ thuộc địa phận thành phố mà nó còn trải rộng qua 17 xã. Nhìn từ trên cao bạn sẽ thấy trong lòng hồ có tổng cộng 47 đảo (11 đảo đá vôi và 36 đảo núi đất) khung cảnh đẹp nên thơ nên còn được ví như “Vịnh Hạ Long” ở trên núi cao.

Ảnh: @dangthithanhkimhue

Không chỉ nổi tiếng với cảnh sơn thuỷ hữu tình đầy thơ mộng, mặt hồ phẳng lặng bao quanh là núi non hùng vĩ. Xung quanh hồ và trên lòng hồ cũng có nhiều điểm tham quan như: hang động, đền thờ,... đáng để ghé thăm. Đặc biệt là vào mùa mưa, đến hồ Hoà Bình du khách được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh nhà máy xả nước ào ào tung bọt trắng xoá vô cùng ấn tượng.

Ảnh: @cuongthinhanhuyen2567

4. Chùa Phật Quang Hòa Bình

Được khởi công xây dựng từ năm 2009 và có địa thế toạ lạc trên đỉnh ngọn đồi Ba Vành với diện tích 5ha, thuộc phường Tân Thịnh. Đây là một trong những địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình hàng năm được nhiều phật tử đến hành hương vái Phật. Đặt chân đến khuôn viên chùa bạn sẽ cảm nhận được không khí vô cùng yên tĩnh, phía trước mắt chính là dòng sông Đà êm đềm uốn lượn chảy qua.

Ảnh: @quyenanh.lucas

Ngoài 3 khu vực còn trọn là: chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ; thì còn có cả đền Mẫu, vườn tháp và những khu vực phụ khác. Điểm nổi bật nhất phải kể đến là bên trong sân của chùa Thượng, tại đó có đặt tượng Quan Thế m Bồ Tát uy nghiêm. Kế đến là tháp chuông chứa pháp khí linh thiêng của chùa - đại hồng chung nặng 5 tấn, cao 3m và được biết đến là lớn nhất ở Tây Bắc của nước ta hiện nay.

Ảnh: @vnares

5. Động Tiên Phi

Với những bạn đam mê khám phá, hãy thử một lên trekking lên đỉnh ngọn đồi Thúc để khám phá hang động độc đáo này. Hang động toạ lạc trên độ cao chỉ khoảng 80m thuộc xóm Gai, phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình. Ngay cửa động chính là một tảng đá lớn, trên đó hoạ hình một tiên nữ đang bay. Theo người dân nơi đây truyền lại hình ảnh đó gắn với truyền thuyết giữa chàng Thúc và nàng Tiên Phi. Họ đã có tình yêu đẹp nhưng vì muốn bảo vệ cuộc sống người dân bản Bưa Phi đã giao chiến với Thuỷ thần và hy sinh.

Ảnh: @thuonghieusanpham

Động Tiên Phi với vẻ đẹp độc đáo của mình đã được xếp hạng là “Di tích danh thắng cấp quốc gia” vào năm 2000. Tổng quan bên trong động Tiên Phi sẽ có 2 ngăn:

- Ngăn ngoài động: có chiều dài 15m, rộng 8m, vòm trần chỗ cao nhất là khoảng 20m. Trên vòm của nó có một giếng trời giúp lấy trọn ánh sáng tự nhiên chiếu rọi vào bên trong.

- Ngăn trong động: có chiều dài 53m, rộng 20m, vòm trần chỗ cao nhất khoảng 10m. Bên trong đó có nhiều nhũ đá, hình dáng và màu sắc kỳ lạ. Đi đến cuối động sẽ thấy giếng tiên trong vắt có hình bán nguyệt.

Ảnh: @thuonghieusanpham

Nằm cách trung tâm Thủ đô chỉ khoảng 70km, các địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình vừa thích hợp cho chuyến đi trong ngày lại thoả mãn được niềm đam mê khám phá. Nếu đang lên kế hoạch cho chuyến đi cuối tuần sắp tới hãy cùng bạn bè, người thân đến đây để checkin ngay nhé.

Hà Lê (tổng hợp) - luhanhviet nam.com.vn
Ảnh: Internet
Du lịch mùa thu tại Đền Thác Bờ

 Tuyệt vời ! Du lịch mùa thu đến Đền Chúa Thác Bờ là một lựa chọn tuyệt vời để bạn tận hưởng không khí trong lành, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và tìm hiểu về văn hóa tâm linh độc đáo của vùng đất Hòa Bình.

Tại sao nên du lịch Đền Chúa Thác Bờ vào mùa thu?

  • Khí hậu mát mẻ, dễ chịu: Mùa thu ở Hòa Bình có khí hậu ôn hòa, không quá nóng cũng không quá lạnh, rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời như đi thuyền, tham quan, dạo bộ.
  • Phong cảnh hữu tình: Vào mùa thu, thiên nhiên Thác Bờ khoác lên mình một tấm áo mới với những màu sắc rực rỡ của lá vàng, lá đỏ. Cảnh quan hồ nước mênh mông, núi non trùng điệp cùng với những ngôi đền cổ kính tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
  • Ít đông đúc: So với các mùa khác, mùa thu là mùa du lịch thấp điểm nên bạn sẽ không phải chen lấn, xô đẩy để tham quan.
  • Lễ hội đặc sắc: Nếu bạn đến Đền Chúa Thác Bờ vào dịp lễ hội (thường diễn ra từ ngày mùng 7 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch), bạn sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng, náo nhiệt của lễ hội truyền thống.

Những hoạt động thú vị khi đến Đền Chúa Thác Bờ:

  • Tham quan đền: Đền Chúa Thác Bờ là một quần thể kiến trúc độc đáo với nhiều ngôi đền nhỏ lớn khác nhau. Mỗi ngôi đền đều mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc và có kiến trúc độc đáo.
  • Đi thuyền trên hồ: Bạn có thể thuê thuyền để khám phá vẻ đẹp của hồ nước mênh mông, chiêm ngưỡng những hang động kỳ thú và các đảo đá nhỏ.
  • Trekking: Nếu bạn yêu thích khám phá, bạn có thể tham gia các tour trekking để chinh phục những đỉnh núi cao, chiêm ngưỡng toàn cảnh Thác Bờ từ trên cao.
  • Tham gia lễ hội: Nếu có dịp đến Đền Chúa Thác Bờ vào mùa lễ hội, bạn sẽ được tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như múa xòe, hát dân ca, thi đấu thể thao...
  • Thưởng thức ẩm thực: Ẩm thực Hòa Bình rất phong phú và đa dạng với nhiều món ăn đặc sản như cá suối nướng, gà đồi, rau rừng... Bạn có thể thưởng thức những món ăn này tại các nhà hàng, quán ăn ven hồ.

Một số lưu ý khi du lịch Đền Chúa Thác Bờ:

  • Chuẩn bị trang phục phù hợp: Nên mang theo quần áo thoải mái, giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại và tham quan.
  • Chuẩn bị đồ dùng cá nhân: Nên mang theo mũ, kính râm, kem chống nắng, thuốc chống muỗi...
  • Tôn trọng tín ngưỡng: Khi vào đền, bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo và giữ gìn vệ sinh chung.
  • Bảo vệ môi trường: Không xả rác bừa bãi, không phá hoại cây cối.

Lời khuyên:

  • Nên đặt phòng trước: Nếu bạn đi vào mùa cao điểm, nên đặt phòng khách sạn trước để đảm bảo có chỗ ở.
  • Tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước: Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các diễn đàn du lịch hoặc mạng xã hội để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích.

Kết luận:

Đền Chúa Thác Bờ là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để thư giãn, tận hưởng không khí trong lành và khám phá văn hóa truyền thống, thì Đền Chúa Thác Bờ chắc chắn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.

Bạn có muốn biết thêm thông tin chi tiết về các hoạt động, địa điểm ăn uống, hoặc chỗ ở tại Đền Chúa Thác Bờ không?

Lưu ý: Để có được những bức ảnh đẹp nhất, bạn nên đến Đền Chúa Thác Bờ vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, khi ánh nắng dịu nhẹ và không khí trong lành.

Chúc bạn có một chuyến đi thật vui vẻ và ý nghĩa!

5/9/24

 Một "Vịnh Hạ Long trên cạn" đẹp đặc biệt vào đêm Rằm

Chỉ cách Hà Nội khoảng 2 giờ chạy xe, du khách đã có thể tìm đến nơi có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, được gọi là "thiên đường hạ giới".

Nhắc đến du lịch khu vực miền Bắc nước ta, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long. Sở hữu nhiều hòn đảo lớn nhỏ hay những rặng đá vôi mang hình dáng độc đáo, nổi lên giữa mặt nước, Vịnh Hạ Long luôn được đánh giá là địa danh mang đặc đặc điểm địa hình hiếm có.

Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có rất nhiều điểm đến khác nữa được mệnh danh là những "vịnh Hạ Long trên cạn" do sự tương đồng về cấu trúc cũng như địa hình. Điểm đến sau đây là một ví dụ, cách thủ đô Hà Nội chỉ 120km, tương đương với khoảng hơn 2 giờ chạy xe.

Ngoài ra, địa điểm này còn sở hữu một yếu tố đặc biệt nữa, đó là nằm giữa lòng hồ thuỷ điện. Đây là xã Thung Nai, thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, nằm trong lòng một hồ thuỷ điện.


Ảnh Traveloka


Sở dĩ được gọi là "Vịnh Hạ Long trên cạn" đó là nơi đây cũng sở hữu những núi đá vôi như những hòn đảo nhấp nhô nổi lên giữa mặt nước xanh biếc. Từ đó tạo nên khung cảnh sơ thuỷ hữu tình, thậm chí được nhiều du khách ví von như một "thiên đường hạ giới".

Như đã nói ở trên, Thung Nai còn sở hữu vị trí vô cùng đặc biệt. Đó là nằm trong lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình. Trước kia, nơi đây có địa hình hoàn toàn là đất liền cùng dãy núi đá như bao địa phương vùng núi phía Bắc khác. Tuy nhiên từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi nhà máy thuỷ điện Sông Đà được xây dựng, Thung Nai vô tình trở được bao quanh bởi màu xanh biếc của nước hồ thuỷ điện. Chính bởi vậy, nó còn thường được gọi với cái tên mỹ miều, là viên ngọc xanh giữa lòng hồ.


Với nhiều điểm tương đồng, Thung Nai được gọi với biệt danh "Vịnh Hạ Long trên cạn" (Ảnh IViVu)

Xã hiện nay là nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng dân tộc người Mường, người Thái. Bởi vậy khi tới đây, du khách không chỉ được hoà mình, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên mà còn được tìm hiểu về đời sống văn hoá bản địa thú vị, độc đáo.


Trải nghiệm đặc sắc nhất ở Thung Nai mà hầu như du khách nào cũng lựa chọn đó là chèo thuyền dạo quanh hồ nước xanh biếc, hít thở bầu không khí trong lành. Việc di chuyển bằng thuyền cũng giúp du khách thuận tiện dừng chân tại những hòn đảo trong lòng hồ thuỷ điện, ngắm nhìn khung cảnh hoang sơ mà tạo hoá ban tặng cho nơi đây.

Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm nhiều điểm đến gần đó như suối Trạch, động Thác Bờ, đền Bà Chúa Thác Bờ,... để chuyến đi thêm phần trọn vẹn.


Chèo thuyền là trải nghiệm được yêu thích với du khách khi đến Thung Nai

Ngoài tự chèo thuyền, du khách có thể thuê các tàu dịch vụ có sẵn ở Thung Nai (Ảnh Mai Châu Tourist)

Hiện nay, có nhiều phương tiện để di chuyển đến Thung Nai tuỳ theo điều kiện và sở thích cá nhân của du khách, như ô tô, xe máy. Nếu đi xe khách, du khách sẽ cần đến Hoà Bình trước, sau đó đi xe ôm hoặc taxi để vào tới Thung Nai. Kỳ nghỉ lý tưởng đến "Vịnh Hạ Long trên cạn" được nhiều du khách có kinh nghiệm tư vấn đó là kéo dài từ 1-3 ngày.

Ví dụ nghỉ trong ngày, du khách có thể đem theo lều trại để cắm trại, dã ngoại tự túc. Còn nếu có nhu cầu nghỉ lại qua đêm ở Thung Nai, du khách cần liên hệ trước với các nhà nghỉ, homestay của người bản địa trong khu vực bởi số lượng các cơ sở lưu trú hiện nay vẫn còn khá hạn chế.

Lưu ý tại nhà người bản địa, chắc chắn du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn tuy dân dã, đời thường nhưng lại chính là những món đặc sản vô cùng độc đáo. Có thể kể tới như thịt gà hấp lá chanh, thịt lợn Mường nướng mật, cá sông Đà nướng, cơm gạo nương, măng luộc hay các loại rau rừng.


Du khách có thể nghỉ lại, dùng bữa cùng người bản địa trong những ngôi nhà sàn truyền thống (Ảnh Báo Đại Đoàn Kết)

Vẻ đẹp của Thung Nai thay đổi theo từng mùa, mỗi mùa lại có những nét riêng biệt. Nhiều du khách nhấn mạnh, đặc biệt vào những ngày rằm hay 16 Âm lịch, những ai nghỉ lại qua đêm tại đây sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng ánh trăng sáng lung linh, to tròn vành vạnh soi xuống mặt hồ thuỷ điện đẹp huyền ảo.

Nguồn: doisongphapluat.nguoiduatin. vn/mot-vinh-ha-long-tren-can-nam-giua-long-ho-thuy-ien-ep-ac-biet-vao-em-ram-cach-ha-noi-hon-100km-a447858.html

15/7/24

Khám phá vẻ đẹp bản Mường Đá Bia
Bản du lịch cộng đồng Đá Bia thuộc xóm Đức Phong xã Tiền Phong (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) được đông đảo du khách trong và ngoài nước tìm hiểu, khám phá. Nơi đây không chỉ sơn thủy hữu tình mà người Mường vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo.



Để đến được bản Đá Bia (Tiền Phong, Đà Bắc), du khách có thể đi cả đường thủy và đường bộ đều rất thuận tiện. Du khách di chuyển đến bến cảng Thung Nai (xã Thung Nai, huyện Cao Phong) để lên tàu và khám phá lòng hồ Hòa Bình - hồ thủy điện lớn nhất cả nước. Sau khoảng 2 tiếng, du khách sẽ đến bản Đá Bia.



Nếu đi theo tuyến đường bộ xuất phát từ TP. Hòa Bình qua thị trấn Đà Bắc, du khách khám phá thêm một chặng đường dài qua nhiều bản làng một bên là cây xanh, một bên là lòng hồ thủy điện mênh mang.



Cuộc sống của người dân ở bản rất yên bình.



Nhà ở của các gia đình đều là nhà sàn Mường truyền thống, có view nhìn ra hồ thoáng đãng, mát mẻ.



Bùi Thị Nhềm, một trong những người đầu tiên làm du lịch cộng đồng ở Đá Bia cho biết, trước đây, Đá Bia là một xóm nhỏ với vài chục hộ dân. Khi chưa có đường nơi đây là một ốc đảo biệt lập bởi núi rừng và sông nước. Nhận thấy tiềm năng du lịch cộng đồng nên nhiều hộ dân trong bản được hỗ trợ sửa chữa nhà phát triển du lịch. Dù được cải tạo lại nhưng nhà ở của các hộ dân trong bản vẫn giữ nguyên kiến trúc nhà sàn cùng nhiều tiện ích. Cũng từ đây, tại bản hình thành các homestay đáp ứng nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ, đồng thời kết nối, cung cấp nhiều dịch vụ trải nghiệm đến du khách.



Sự hiếu khách, chân thành của những người dân ở bản Đá Bia làm du khách có cảm giác gần gũi, thân thương như một thành viên của xóm, bản.



Nơi đây có những con đường đi bộ xuyên rừng rất đẹp với con suối nước trong vắt chảy từ trong rừng thu hút nhiều người muốn đạp xe, thưởng thức không khí trong lành...



Đến đây, bên cạnh cảm giác được chinh phục thiên nhiên, du khách được trải nghiệm không gian văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân bản xứ.



Du khách đến đây được thưởng thức các mon ăn đặc sản của người Mường, chủ yếu lấy từ nguồn tự cung, tự cấp như gà chạy bộ, lợn thả rông, cá sông Đà, rau rừng đồ... được chế biến với hương vị riêng, lạ miệng, đậm đà.



Nơi nghỉ được chăm chút để du khách cảm thấy thoải mái sau một ngày khám phá núi rừng, sông nước.



Nhiều nét văn hóa của đồng bào Mường được người dân lưu giữ.



"Quán tự giác" nét văn hóa riêng của người Mường nơi đây. Đó là hình thức bán hàng độc đáo, không có người bán đã khơi gợi trí tò mò và để lại ấn tượng mạnh đối với du khách. Bà con ở đây cho biết loại hình có từ rất lâu đời, trở thành niềm tự hào và minh chứng cho tinh thần tự giác, tính gắn kết cộng đồng. "Quán tự giác” thường bày bán các mặt hàng nông sản như ngô nếp, chuối, khoai lang, măng, mộc nhĩ, rau rừng… Trong mỗi sọt hàng có niêm yết giá để bất cứ ai đi qua có nhu cầu lấy mang về và tự giác bỏ tiền vào giỏ.


Những dòng lưu bút của học sinh khi được đến đây khám phá, trải nghiệm du lịch cộng đồng.

Bản Đá Bia có khoảng 40 hộ dân. Cuộc sống của cộng đồng người Mường nơi đây có nhiều đổi thay từ khi xây dựng khu du lịch cộng đồng. Năm 2019, khu du lịch cộng đồng Đá Bia vinh dự nhận giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN.

Theo : tienphong .vn 

Bảo tàng “Không gian văn hóa Mường”
Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 7km, Bảo tàng “Không gian văn hóa Mường” nằm trên con đường Tây Tiến đi Thung Nai thuộc địa phận phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Đây là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại tỉnh Hòa Bình, được xây dựng với mục đích lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Là điểm dừng chân thú vị trên Khu du lịch Hồ Hòa Bình

Đến thăm Bảo tàng, ngoài việc được tận hưởng không gian yên tĩnh, đắm mình trong thiên nhiên tươi đẹp, du khách sẽ được tìm hiểu rất nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mường. Sau đây mời các bạn cùng ngắm nhìn là một vài hình ảnh đẹp ở Bảo tàng:



Không gian “Nhà Lang”được tái hiện trong Bảo tàng



Một góc nhà sàn trong Bảo tàng



Dệt vải, một nét văn hóa rất đẹp trong truyền thống của người Mường



Cạp váy, yếu tố làm nên nét đẹp trong bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Mường



Sân vườn xanh mát kết hợp với tái hiện các trò chơi dân gian


Du khách thích thú với Khu tái hiện các trò chơi dân gian

Bảo tàng “ Không gian văn hóa Mường” là Bảo tàng tư nhân đầu tiên về văn hóa của dân tộc Mường. Sở dĩ dân tộc Mường có riêng bảo tàng của mình bởi vì đây là một dân tộc có bề dày truyền thống văn hoá trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Công trình Bảo tàng đã được chính chủ nhân của nó bỏ vốn, thiết kế và xây dựng được từ những năm đầu của thế kỷ 21.

Bảo tàng có khu trưng bày có hơn 3.000 hiện vật có giá trị của người Mường xưa như: Cồng, chiêng, lư, công cụ đánh bắt cá, khung dệt, cọn nước, dụng cụ săn bắn, đồ dùng sinh hoạt gia đình…Toàn bộ các hiện vật này mang đến cho người xem những hiểu biết sâu sắc về đời sống tinh thần hằng ngày, phong tục tập quán, kinh tế – xã hội, văn hóa đặc trưng của người Mường qua nhiều thế kỷ

Không chỉ khám phá những nét văn hóa độc đáo, các công trình kiến trúc của người Mường, các bộ sưu tập độc đáo ngoài ra du khách còn có dịp thưởng thức các món ăn dân tộc Mường vô cùng độc đáo. Những món ăn này mang nét đặc trưng của ẩm thực xứ Mường và đồng thời cũng là món ăn quen thuộc của người Mường xưa. Một số món ăn đặc sản của Tây Bắc không thể thiếu trong bữa ăn nữa đó chính là rau rừng đồ, cá suối nướng, xôi nếp nương nóng hổi, rượu Mường cay nồng. Đối với mảng ẩm thực ở Bảo tàng Không gian văn hóa Mường đã khiến những du khách lần đầu đến đây vô cùng ấn tượng và lưu giữ hương vị.