Để đến được bản Đá Bia (Tiền Phong, Đà Bắc), du khách có thể đi cả đường thủy và đường bộ đều rất thuận tiện. Du khách di chuyển đến bến cảng Thung Nai (xã Thung Nai, huyện Cao Phong) để lên tàu và khám phá lòng hồ Hòa Bình - hồ thủy điện lớn nhất cả nước. Sau khoảng 2 tiếng, du khách sẽ đến bản Đá Bia.
Nếu đi theo tuyến đường bộ xuất phát từ TP. Hòa Bình qua thị trấn Đà Bắc, du khách khám phá thêm một chặng đường dài qua nhiều bản làng một bên là cây xanh, một bên là lòng hồ thủy điện mênh mang.
Cuộc sống của người dân ở bản rất yên bình.
Nhà ở của các gia đình đều là nhà sàn Mường truyền thống, có view nhìn ra hồ thoáng đãng, mát mẻ.
Bùi Thị Nhềm, một trong những người đầu tiên làm du lịch cộng đồng ở Đá Bia cho biết, trước đây, Đá Bia là một xóm nhỏ với vài chục hộ dân. Khi chưa có đường nơi đây là một ốc đảo biệt lập bởi núi rừng và sông nước. Nhận thấy tiềm năng du lịch cộng đồng nên nhiều hộ dân trong bản được hỗ trợ sửa chữa nhà phát triển du lịch. Dù được cải tạo lại nhưng nhà ở của các hộ dân trong bản vẫn giữ nguyên kiến trúc nhà sàn cùng nhiều tiện ích. Cũng từ đây, tại bản hình thành các homestay đáp ứng nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ, đồng thời kết nối, cung cấp nhiều dịch vụ trải nghiệm đến du khách.
Sự hiếu khách, chân thành của những người dân ở bản Đá Bia làm du khách có cảm giác gần gũi, thân thương như một thành viên của xóm, bản.
Nơi đây có những con đường đi bộ xuyên rừng rất đẹp với con suối nước trong vắt chảy từ trong rừng thu hút nhiều người muốn đạp xe, thưởng thức không khí trong lành...
Đến đây, bên cạnh cảm giác được chinh phục thiên nhiên, du khách được trải nghiệm không gian văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân bản xứ.
Du khách đến đây được thưởng thức các mon ăn đặc sản của người Mường, chủ yếu lấy từ nguồn tự cung, tự cấp như gà chạy bộ, lợn thả rông, cá sông Đà, rau rừng đồ... được chế biến với hương vị riêng, lạ miệng, đậm đà.
Nơi nghỉ được chăm chút để du khách cảm thấy thoải mái sau một ngày khám phá núi rừng, sông nước.
Nhiều nét văn hóa của đồng bào Mường được người dân lưu giữ.
Đến đây, bên cạnh cảm giác được chinh phục thiên nhiên, du khách được trải nghiệm không gian văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân bản xứ.
Du khách đến đây được thưởng thức các mon ăn đặc sản của người Mường, chủ yếu lấy từ nguồn tự cung, tự cấp như gà chạy bộ, lợn thả rông, cá sông Đà, rau rừng đồ... được chế biến với hương vị riêng, lạ miệng, đậm đà.
Nơi nghỉ được chăm chút để du khách cảm thấy thoải mái sau một ngày khám phá núi rừng, sông nước.
Nhiều nét văn hóa của đồng bào Mường được người dân lưu giữ.
"Quán tự giác" nét văn hóa riêng của người Mường nơi đây. Đó là hình thức bán hàng độc đáo, không có người bán đã khơi gợi trí tò mò và để lại ấn tượng mạnh đối với du khách. Bà con ở đây cho biết loại hình có từ rất lâu đời, trở thành niềm tự hào và minh chứng cho tinh thần tự giác, tính gắn kết cộng đồng. "Quán tự giác” thường bày bán các mặt hàng nông sản như ngô nếp, chuối, khoai lang, măng, mộc nhĩ, rau rừng… Trong mỗi sọt hàng có niêm yết giá để bất cứ ai đi qua có nhu cầu lấy mang về và tự giác bỏ tiền vào giỏ.
Những dòng lưu bút của học sinh khi được đến đây khám phá, trải nghiệm du lịch cộng đồng.
Những dòng lưu bút của học sinh khi được đến đây khám phá, trải nghiệm du lịch cộng đồng.
Bản Đá Bia có khoảng 40 hộ dân. Cuộc sống của cộng đồng người Mường nơi đây có nhiều đổi thay từ khi xây dựng khu du lịch cộng đồng. Năm 2019, khu du lịch cộng đồng Đá Bia vinh dự nhận giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN.
Theo : tienphong .vn