11/11/24

Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình cần làm gì để thu hút khách quốc tế cao cấp?

 Với một số khu nghỉ dưỡng sinh thái, các xóm, bản du lịch cộng đồng trên khu du lịch hồ Hoà Bình và các huyện Đà Bắc cũng hấp dẫn khách nước ngoài đến trải nghiệm dịch vụ nghỉ dưỡng và khám phá sản phẩm văn hóa - du lịch. Tiêu biểu là khu nghỉ dưỡng Mai Châu Hideaway, xã Sơn Thuỷ (Mai Châu); Khu du lịch Maida Lodge, xã Tiền Phong (Đà Bắc); điểm du lịch cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc)…


Khu du lịch hồ Hòa Bình sẽ chẳng thể trở thành điểm đến hấp dẫn nếu không loại bỏ được những "rào cản” về cơ chế, chính sách, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, chất lượng nguồn nhân lực... Cùng với đường hướng đã được chỉ rõ tại Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 22/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp để phát triển du lịch vùng hồ bền vững.

Bên cạnh dự án trọng điểm đường tỉnh 435, tỉnh thực hiện nâng cấp tuyến đường lên cảng Ba Cấp (TP Hòa Bình) dài 2,5km theo tiêu chuẩn đường cấp III, tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng; xây dựng đường trục chính của đảo Sung thuộc xã Tiền Phong (Đà Bắc) dài 2,25km, tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng... Thông qua nguồn vốn các chương trình, dự án, tỉnh quan tâm đầu tư, hỗ trợ cải tạo các điểm sân bãi phục vụ sinh hoạt cộng đồng tại điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc); cải tạo tuyến đường lên điểm DLCĐ bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) với tổng mức đầu tư trên 4 tỷ đồng; đầu tư trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, đạo cụ và hỗ trợ đội văn nghệ dân tộc các điểm du lịch cộng đồng  huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình giúp duy trì hoạt động, đón tiếp phục vụ khách du lịch. Mặt khác, chú trọng đầu tư hệ thống điện lưới, sóng viễn thông tại các khu, điểm du lịch trên KDL đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các đơn vị kinh doanh du lịch và du khách.

Hiện nay, khu du lịch hồ Hòa Bình có hàng trăm cơ sở lưu trú, gồm trên 10 khách sạn từ 1 - 3 sao, 70 nhà nghỉ cộng đồng, thu hút hơn 1.200 lao động trực tiếp và gián tiếp; khoảng 300 phương tiện tàu, thuyền. Hệ thống nhà hàng, điểm vui chơi, các tour, tuyến được xây dựng, kết nối với các địa phương trong tỉnh và trong nước tạo nên hệ sinh thái du lịch đa dạng. Chất lượng sản phẩm du lịch được nâng lên, KDL có 1 điểm DLCĐ đạt 4 sao, 1 điểm DLCĐ đạt 3 sao theo tiêu chuẩn OCOP.

Ngoài ra, tỉnh xây dựng các video clip, ấn phẩm giới thiệu, quảng bá hình ảnh khu du lịch trên nhiều kênh thông tin đại chúng; tham gia các hội nghị xúc tiến, liên hoan du lịch quốc tế tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng nhằm tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư cho khu du lịch.

Hàng năm tổ chức các đoàn Famtrip và Presstrip mời Hiệp hội Du lịch các tỉnh, công ty lữ hành, cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương đi khảo sát, xây dựng các chương trình du lịch và tuyên truyền, quảng bá. Kết nối các doanh nghiệp để cùng hợp tác, mở rộng thị trường đưa khách quốc tế và trong nước đến khu du lịch. Đặc biệt, UBND tỉnh và Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã ký thỏa thuận về Chương trình hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026 để xúc tiến quảng bá và hợp tác phát triển du lịch Hòa Bình nói chung, khu du lịch hồ Hòa Bình nói riêng.

Sản phẩm du lịch đa dạng hơn, thay vì khai thác cảnh quan tự nhiên đã có các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao. Chương trình du lịch được chú trọng kết nối với các điểm đến trên hồ và các tỉnh trong khu vực Tây Bắc, Bắc Bộ. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa để thu hút khách và kéo dài thời gian lưu trú. Khu du lịch đón nhiều tập đoàn đến nghiên cứu, đầu tư dự án du lịch quy mô lớn, sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Công tác quốc phòng, an ninh, an toàn cho khách du lịch được đảm bảo. Hai năm gần đây, tổng thu từ hoạt động du lịch của khu du lịch hồ Hòa Bình có mức tăng trưởng tốt, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Khu du lịch hồ Hòa Bình đang triển khai một số loại hình du lịch mới gắn với thế mạnh riêng, như: du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; du lịch nghỉ dưỡng trên hồ Hòa Bình; du lịch thể thao dù lượn, chạy marathon, lướt sóng, câu cá, du lịch nông nghiệp gắn với trải nghiệm, làng nghề OCOP. Bên cạnh đó, mô hình phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với trải nghiệm thực tế thu hút sự quan tâm của giới trẻ, khách nước ngoài: camping, tắm thác, suối...


Theo tiến độ, dự án khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa của Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn sẽ đi vào vận hành, khai thác giai đoạn 1 trong quý III/2024 với quy mô tầm cỡ và trở thành điểm đến lý tưởng 4 mùa, có bản sắc riêng, chất lượng dịch vụ thượng hạng. Một số dự án trọng điểm khác trong quần thể khu du lịch dự kiến sẽ khởi công trong năm nay, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm đẳng cấp với sự xuất hiện của những resort tiêu chuẩn 4 - 5 sao cùng nhiều tiện ích: du thuyền, lướt ván diều, dù lượn, ván buồm, công viên nước với đường trượt tốc độ cao, hệ thống tiện ích nội khu (trung tâm thương mại, bể bơi ngoài trời, quảng trường, sân thể thao, nhà hàng, spa chăm sóc sắc đẹp...).

Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch đạt chuẩn từ 3 sao trở lên với các dịch vụ vui chơi giải trí nghỉ dưỡng chất lượng cao, phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng và tạo nhiều sản phẩm dịch vụ bổ trợ cho khách, giúp tạo việc làm, mang lại nguồn thu cho người dân địa phương. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển du lịch, tạo điều kiện hỗ trợ nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát, lập dự án; hỗ trợ giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, số hóa trong đầu tư, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh, sản phẩm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, ngành, toàn xã hội về vai trò, vị trí của ngành du lịch trong phát triển KT-XH; tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng giữ gìn phong tục, tập quán, bảo vệ tài nguyên môi trường, hỗ trợ người dân tham gia hoạt động du lịch, du lịch cộng đồng góp phần thúc đẩy du lịch phát triển và bảo tồn bản sắc văn hóa.

6/11/24

Thành phố Hòa Bình đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn


Thành phố Hòa Bình đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn | Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam

 Với những lợi thế về vị trí địa lý như gần thủ đô Hà Nội, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc… du lịch thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đang có những bước phát triển mạnh mẽ, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, trong đó du lịch nông thôn là hướng đi đầy triển vọng.
Du lịch nông thôn nâng cao chất lượng phát triển tại Hòa Bình
Dựa vào cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hoá đồng bào các dân tộc thiểu số, nhiều địa phương vùng nông thôn tỉnh Hoà Bình đã xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn.


Hoạt động của nhóm nghề dược liệu ở bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là một trong những sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng hấp dẫn du khách tham quan, trải nghiệm.

Khi mới hình thành loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ), bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) được du khách biết đến chủ yếu nhờ cảnh vật hoang sơ, phong tục, tập quán của người dân tộc Dao còn giữ được khá nguyên vẹn. Thông qua mô hình nâng cao năng lực tự vững cho đồng bào dân tộc thiểu số do một tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ, bản Sưng xây dựng được các sản phẩm DLNT mới, đa dạng. Cùng với đó, thành lập các tổ, nhóm sản xuất thổ cẩm, dược liệu, giấy dó đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu văn hoá, truyền thống bản địa của du khách. Chị Lý Thị Nhất, trưởng nhóm thổ cẩm chia sẻ: Việc thành lập nhóm, tổ nghề làm ra sản phẩm hàng hoá đặc trưng của đồng bào Dao vừa giúp chúng tôi giới thiệu, quảng bá tài nguyên, tạo sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, vừa giúp bà con có thu nhập, cải thiện sinh kế bền vững. Hiện nay, các sản phẩm cao xoa bóp, thuốc xịt muỗi dược liệu, khăn, túi thổ cẩm… đã trở thành hàng hoá tiêu dùng, quà tặng được nhiều du khách quan tâm, yêu thích.

Nằm ở vùng lõi khu du lịch hồ Hoà Bình, bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) có cảnh quan "sơn thuỷ hữu tình”, nơi có 100% hộ dân tộc Mường sinh sống. Nếu như trước đây, thu nhập của bà con trông vào nghề đánh bắt thuỷ sản trên hồ thì hiện nay, kinh tế du lịch từng bước phát triển, gắn với nghề nuôi cá lồng. Hoạt động DLCĐ của bản nhận được sự giúp đỡ của Công ty CP du lịch Hoà Bình. Qua nhiều kênh thông tin, quảng bá, du khách từ khắp nơi đến trải nghiệm và khám phá văn hoá bản Mường. Du khách còn đặc biệt yêu thích được khám phá ẩm thực cá, tôm do hộ dân tự nuôi trồng, cung cấp, tham quan những lồng bè cá lăng, cá trắm đặc sản hay trải nghiệm nghề cất chài lưới.

Qua thống kê, toàn tỉnh có trên 20 xóm, bản DLCĐ các dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông với gần 200 homestay tham gia hoạt động kinh doanh lưu trú và các dịch vụ phục vụ du lịch khác, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Trong các loại hình DLNT tập trung phát triển tại tỉnh, DLCĐ được quan tâm đầu tư, hoạt động hiệu quả hơn cả. Tiểu biểu là mô hình DLCĐ hoạt động theo hợp tác xã tại bản Lác, bản Hang Kia (Mai Châu); mô hình hoạt động DLCĐ theo chi hội tại các xóm Mu, Khướng, Mòn, Sát Thượng (Lạc Sơn); mô hình hoạt động DLCĐ theo công ty cổ phần tại các xóm Ké, Đá Bia, Sưng (Đà Bắc); mô hình doanh nghiệp du lịch liên kết hợp đồng thống nhất phân chia lợi nhuận với các hộ khai thác kinh doanh DLCĐ tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).
Toàn tỉnh có 5 xóm, bản DLCĐ được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 - 4 sao, có điểm cộng đồng được công nhận danh hiệu DLCĐ ASEAN. Bên cạnh đó, có các trang trại, khu sản xuất nông nghiệp cung cấp sản phẩm phục vụ du khách như: rau hữu cơ ở Tân Lạc, cam Cao Phong, gà Lạc Thủy, khu nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình… Một số mô hình trang trại phục vụ nghỉ dưỡng và trải nghiệm cho du khách hình thành, như: Trang viên đồng gội, Nông trại vui vẻ (Lương Sơn); trang trại nuôi bò kết hợp trải nghiệm giáo dục, sinh thái (TP Hòa Bình), An Lạc Eco farm Hot and Springs (Kim Bôi)... Một số huyện xây dựng các tour du lịch văn hóa gắn với trải nghiệm nông nghiệp, làng nghề tại các điểm DLCĐ.

Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Những năm gần đây, chương trình phát triển DLNT được tỉnh đẩy mạnh. Nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa sinh thái nông nghiệp độc đáo, chất lượng được khai thác một cách bài bản, có định hướng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách. Bên cạnh kết quả tích cực đóng góp vào doanh thu du lịch và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển DLNT còn một số khó khăn, vướng mắc như: hệ thống cơ sở hạ tầng DLNT chưa đồng bộ. Trên địa bàn chưa có nhiều điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc sản, sản phẩm làng nghề truyền thống… đạt chất lượng phục vụ khách du lịch. Sản phẩm OCOP và sản phẩm du lịch chưa có tính cạnh tranh cao. Hoạt động du lịch nhiều nơi còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch kết nối.

Gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 và những năm tiếp theo, tỉnh tăng cường hỗ trợ nguồn lực phát triển DLNT. Trong đó, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao năng lực cho lao động, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế về phát triển DLNT; phát triển nông nghiệp hàng hóa, các sản phẩm OCOP mang đặc trưng vùng miền, tạo chuỗi giá trị kết hợp với du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái…

Bùi Minh - Báo Hòa Bình

31/10/24

Du lịch khám phá cảnh quan ruộng bậc thang xã miền đồi ở huyện Lạc Sơn, Hòa Bình


khám phá cảnh quan cảnh miền đồi ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn. Rất đông người dân, du khách đã về chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên, ruộng bậc thang tại xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. 

Hơn 400ha ruộng bậc thang trên đồi, núi, cũng là nguồn cung cấp lương thực ổn định cho gần 1.000 nhân khẩu ở Miền Đồi. Để canh tác được trên địa hình có độ dốc cao, nguồn nước rất quan trọng, từ đó người dân đã ý thức để giữ gìn nguồn nước tốt. Cùng với đó, việc cày bừa, chăm sóc, cấy hái khó khăn, vất vả hơn nhiều so với những cánh đồng bằng phẳng ở vùng thấp. 

Trong hệ thống ruộng bậc thang trải khắp 4 vùng Mường (Bi, Vang, Thàng, Động), các khu ruộng mang vẻ đẹp ấn tượng hơn thuộc các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong. 

Tỉnh Hòa Bình, quá trình kiến tạo nghìn năm đã hình thành nên bức tranh ruộng bậc thang của người Mường Hoà Bình với đa dạng loại hình, có khu ruộng độ dốc cao, có khu ruộng thoai thoải, có nơi lại nằm xen kẽ với những cánh rừng nguyên sinh... 

Chương trình Khai mạc Lễ hội Ruộng bậc thang Miền Đồi và các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội được diễn ra tại xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn chính thức diễn ra ngày 1 và 2/11/2024.
Thác Gò Lào, Mai Châu, Hòa Bình
Du lịch Thác Gò Lào thuộc địa phận xóm Gò Mu, xã Sơn Thủy (Mai Châu), cách quốc lộ 6 khoảng 3km. Thác như dải lụa trắng mềm mại, vắt qua đại ngàn hùng vĩ, núi đá cheo leo, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Đến thác Gò Lào, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí mát mẻ, trong lành, thư giãn giữa thiên nhiên hoang sơ, kỳ vỹ.

Để tới được thác, ngoài đi từ ngã ba Đồng Bảng (quốc lộ 6), du khách có thể rẽ phải ở chân dốc Đá Trắng, xã Phú Cường (Tân Lạc), đi khoảng 20km theo con đường quanh co ven hồ là tới thác Gò Lào. Nếu muốn thưởng ngoạn cảnh sắc hồ Hòa Bình, du khách có thể đi theo các tàu du lịch tới cảng Bãi Sang, xã Sơn Thủy.
  • Tên gọi: Ngoài tên Gò Lào, thác còn được gọi là thác Gò Mu hay thác Ba Khan.
  • Đặc điểm:
    • Thác cao khoảng 20m, là sự kết hợp hoàn hảo của hai con suối Thung Cang và Phiêng Xa.
    • Nước đổ tung bọt trắng xóa, tạo nên khung cảnh hùng vĩ giữa núi rừng.
    • Xung quanh thác là rừng cây xanh tươi, không khí trong lành, mát mẻ.
  • Hoạt động:
    • Ngắm thác: Đứng từ xa, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thác nước đổ xuống hùng vĩ.
    • Tắm thác: Vào những ngày hè nóng bức, được đắm mình trong làn nước mát lạnh của thác là một trải nghiệm tuyệt vời.
    • Khám phá rừng: Vùng xung quanh thác có nhiều đường mòn để bạn khám phá rừng và tìm hiểu về động thực vật.
    • Trải nghiệm văn hóa: Ghé thăm các bản làng của người Mường gần đó để tìm hiểu về cuộc sống và văn hóa của họ.

Vì sao nên đến Thác Gò Lào?

  • Trốn khỏi sự ồn ào của thành phố: Đến với thác Gò Lào, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành và cảm giác yên bình.
  • Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: Thác Gò Lào vẫn giữ được nét hoang sơ, mộc mạc, khác biệt so với nhiều địa điểm du lịch khác.
  • Trải nghiệm cảm giác mạnh: Đường đi đến thác khá khó khăn, đòi hỏi bạn phải có sức khỏe và tinh thần tốt. Tuy nhiên, khi chinh phục được thác, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tự hào.

Lưu ý khi đến Thác Gò Lào:

  • Thời điểm thích hợp: Mùa xuân và mùa thu là thời điểm lý tưởng để đến thăm thác.
  • Chuẩn bị: Mang theo đồ bơi, kem chống nắng, mũ, kính râm, giày thể thao và một số loại thuốc cơ bản.
  • An toàn: Luôn chú ý đến an toàn khi tắm thác, đặc biệt là vào mùa mưa.

Lời khuyên:

Để có chuyến đi trọn vẹn, bạn nên kết hợp việc tham quan thác Gò Lào với các địa điểm du lịch khác tại Mai Châu như:

  • Bản Lác: Nơi bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của người Mường và tham gia các hoạt động văn hóa.
  • Đèo Đá Trắng: Con đường đèo quanh co, uốn lượn với khung cảnh hùng vĩ.
  • Hồ Ba Khan: Hồ nước rộng lớn, yên bình, thích hợp cho các hoạt động câu cá, chèo thuyền.

Kết luận:

Thác Gò Lào là một điểm đến hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua khi đến Mai Châu. Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, thác sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên, thác đã thu hút rất nhiều du khách yêu thiên nhiên.

25/10/24

Các khu resort homestay trên lòng hồ Hòa Bình
Giới thiệu 6 điểm nghỉ dưỡng đẹp ngắm trọn hồ Hòa Bình hòa mình cùng thiên nhiên, núi non sông nước tại hồ Hòa Bình là một cách để chữa lành tâm hồn. Nhiều hòn đảo thuộc huyện Đà Bắc được đầu tư thành các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, hấp dẫn du khách đến trải nghiệm và khám phá. Hãy bỏ túi ngay những điểm lưu trú hấp dẫn.

1: Mơ villageKhu nghỉ dưỡng ẩn mình bên cạnh hồ Hòa Bình. Ảnh: ĐVCC

Khu nghỉ là một “xóm” nhỏ của huyện Đà Bắc cách Hà Nội khoảng 100km. Điểm lưu trú này ẩn mình bên cạnh hồ Hòa Bình, được bao quanh bởi các dãy núi đá vôi, có hàng xóm xung quanh là những người Dao, người Mường.

Tới đây du khách có thể thỏa thích trải nghiệm bể sục onsen 4 mùa, phòng xông hơi, ngâm bồn thảo dược, thăm quan lòng hồ, câu cá…

2: Maida Lodge
Nét đẹp của khu nghỉ dưỡng bên hồ Hòa Bình. Ảnh: ĐVCC

Với kiến trúc mộc mạc, tinh tế, khu nghỉ gồm 11 bungalow riêng biệt và 6 phòng khách sạn tiện nghi và tất cả đều có ban công hướng ra hồ. Nơi đây nổi bật giữa màu xanh của núi rừng, mang lại cho du khách sự bình yên, thư thái.

Đây sẽ là không gian lý tưởng cho những người yêu thiền. Tâm hồn bạn sẽ được hòa cùng mây trời, cùng gió mát dưới bóng tre xanh ngút ngàn.

3: Hồ Tằm Homestay


Homestay là ngôi nhà gỗ nằm trên bán đảo nhỏ ở Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình. Nơi đây được ôm trọn bởi dòng nước xanh biếc, bởi núi non trùng điệp, mang đến một không gian bình yên và sảng khoái.

4: Xoan Retreat

Bể bơi vô cực của khu nghỉ dưỡng. Ảnh: ĐVCC

Khu nghỉ dưỡng được thiết kế rất mới lạ, sử dụng các vật dụng thân thiện môi trường như tre, gỗ, mái tranh… Nơi đây có nhiều không gian mở như bể bơi vô cực “view triệu đô” hướng ra lòng hồ Hòa Bình, du khách có thể thả mình trong dòng nước mát hòa mình cùng thiên nhiên.

5: Vayang
Khu nghỉ có vị trí lý tưởng, view nhìn ra lòng hồ. Ảnh: ĐVCC

Xung quanh khu nghỉ dưỡng này là mây núi bao phủ mang đến một không gian yên tĩnh và thư giãn – nơi con người và thiên nhiên là một. Các phòng nghỉ kết hợp giữa bản sắc của địa phương và sự thanh lịch đương đại tạo nên sự ấm áp gần gũi.

6: Homestay Lake View



Đây là nơi du khách trải nghiệm ngủ nhà sàn của người Mường, tham gia các hoạt động như chèo kayak, bơi lội, đi thuyền ngắm cảnh, câu cá, kéo tôm, đạp xe, trekking, thu hoạch nông sản, học nấu các món ăn truyền thống, gói bánh ốc… Bên cạnh đó là tìm hiểu văn hóa – phong tục tập quán của người Mường, giao lưu và thưởng thức văn nghệ dân tộc, đốt lửa trại, uống rượu cần.

Quý khách có nhu cầu nghỉ dường trong các khu resort homestay trên lòng hồ Hòa Bình nào vui lòng liên hệ website chúng tôi để được tư vấn và đặt resort homestay với mức giá ưu đãi.


9/10/24

Chiến khu cách mạng Mường Khói
Chiến khu Mường Khói là một địa điểm du lịch tại Huyện Lạc Sơn (Tỉnh Hoà Bình thuộc vùng Tây Bắc Bộ). Cách trung tâm Tỉnh Hoà Bình khoảng 66 km.


Chiến khu Mường Khói là di tích lịch sử cách mạng, khu căn cứ địa cách mạng thời kỳ tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945, thuộc hệ thống chiến khu (Hoà - Ninh - Thanh) do xứ uỷ Bắc kỳ trực tiếp xây dựng và chỉ đạo hoạt động, tại đây xứ uỷ Bắc Kỳ đã mở lớp huấn luyện quân sự tập trung (Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu). Cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 70km, cách thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn theo đường 12 khoảng 15km. Được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993. 

Mường Khói bao gồm vùng đất của 3 xã Hoài Ân, Hiếu Nghĩa và Tân Mỹ (nay là xã Ân Nghĩa, xã Yên Nghiệp và xã Tân Mỹ), nằm ở phía Đông Nam huyện Lạc Sơn, địa hình rừng núi hiểm trở, Mường Khói có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, có đường 12A chạy qua nối liền với tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hoá, nối liền với đường số 6 cửa ngõ của khu vực Tây Bắc. Khu vực hoạt động của chiến khu Mường Khói kéo dài từ đường 12A vào chân dẫy núi Trường Sơn nối liền với các chiến khu Quỳnh Lưu (Ninh Bình), Ngọc Trạo (Thanh Hoá) và từ Mường Khói toả lên thị trấn Vụ Bản, Mường Vang (vùng Cộng Hoà - Lạc Sơn). 


Các địa điểm di tích chủ yếu của khu căn cứ cách mạng Mường Khói: Khu vực ba cây đa cổ thụ: Là địa điểm liên lạc đón tiếp cán bộ của ban cán sự Đảng tỉnh Hoà Bình về hoạt động cách mạng. Ngày 20/8/1945 các lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng Mường Khói đã tập trung tại đây để đứng lên giành chính quyền ở châu Lạc Sơn. 


Đây là nơi lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của phong trào cách mạng ở châu Lạc Sơn tung bay trên ngọn cây đa cổ thụ. Khu vực nhà ông Quách Hy: Ông Quách Hy và con trai là Quách Dưỡng là những hội viên cứu quốc đầu tiên của Mường Khói. Nhà ông Quách Hy là nơi đón tiếp cán bộ, là địa điểm liên lạc của ban cán sự đảng tỉnh Hoà Bình và cán bộ xứ uỷ Bắc kỳ về hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng ở chiến khu Mường Khói. Khu vực gia đình nhà ông Bùi Văn Khuýnh: Trước đây nhà ông cư trú tại xóm Lọt, là địa điểm tổ chức lớp học quân sự cách mạng tập trung của xứ uỷ Bắc kỳ (Trường sơn du kích kháng Nhật học hiệu). 


Tại chiến khu Mường Khói trung đội tự vệ cứu quốc, lực lượng vũ trang đầu tiên của phong trào cách mạng Lạc Sơn được thành lập tại đây (tháng 3/1945). Tháng 7/1945 xứ uỷ Bắc Kỳ mở lớp huấn luyện quân sự tập trung (Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu) để đào tạo các cán bộ quân sự lãnh đạo khởi nghĩa ở các địa phương thuộc Bắc Kỳ. Chiến khu Mường Khói còn là địa bàn hoạt động cách mạng của các đồng chí Bạch Thành Phong (uỷ viên thường vụ xứ uỷ Bắc Kỳ), Vương Thừa Vũ (cán bộ xứ uỷ Bắc Kỳ), Lê Quang Hoà (Bí thư ban cán sự Đảng tỉnh Sơn Tây) và nhiều đồng chí cán bộ nòng cốt của phong trào cách mạng ở tỉnh Hoà Bình và các tỉnh khác ở Bắc Kỳ. 

Chiến khu Mường Khói là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hoà Bình. Trong phong trào khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, Mường Khói là nơi các lực lượng cách mạng và quần chúng nhân dân huyện Lạc Sơn, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thành công đầu tiên ở tỉnh Hoà Bình. 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hoà Bình

28/9/24

Những điểm check in siêu đẹp ở thành phố Hòa Bình
Dưới đây là các địa điểm du lịch thành phố Hòa Bình cho chuyến đi thay đổi không khí cuối tuần.

1. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

Nhắc đến địa điểm du lịch ở thành phố Hoà Bình thì đảm bảo không ai là không biết đến Nhà máy Thuỷ điện của Hoà Bình. Nhà máy Thuỷ điện lớn nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn khu vực Đông Nam Á. Xây dựng tại lòng hồ Hoà Bình và giữa dòng sông Đà nổi tiếng từ năm 1979 đến 1994 thì đi vào hoạt động, có sự giúp đỡ trong cả xây dựng và vận hành của các chuyên gia Liên Xô.


Ảnh: @dandan_vu

Công trình này có tổng cộng 8 tổ máy đang vận hành, mỗi tổ công suất lên đến cả 24 vạn kilowatt, cho ra sản lượng điện tương đương 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh). Đến đây ngoài check in với cảnh hùng vĩ của con đập bạn còn có cơ hội được tham quan tận mắt các tổ máy phát điện, chụp ảnh với khu vực Đài tưởng niệm cũng như Tượng đài Bác Hồ trong khuôn viên. Thăm nơi khu vực có ghi “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư sẽ được mở vào ngày 1-1-2100”.

Ảnh: @hoangtuyet_

2. Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường

Nếu là một người yêu văn hoá nhất là văn hoá của xứ Mường thì không thể bỏ qua cơ hội tham quan địa điểm này khi đến Hoà Bình. Bảo tàng tư nhân này nằm trên đường Tây Tiến thuộc phường Thái Bình, thành phố Hoà Bình. Bảo tàng độc đáo này ra đời bắt nguồn từ niềm đam mê cũng như khát khao cháy bỏng của một Hoạ sĩ, anh mong muốn tái hiện cũng như giới thiệu đến mọi người không gian sinh hoạt của đồng bào dân tộc Mường.

Ảnh: @liwliledang

Phải mất đến 10 tìm tòi, sưu tầm các hiện vật và 1 năm xây dựng thì đến năm 2007 Bảo tàng Không gian Văn hoá Mường mới chính thức được mở cửa đón khách. Chủ nhân lựa chọn địa điểm để xây dựng bảo tàng cũng hết sức đặc biệt, bên trong một thung lũng đá vôi với diện tích khiêm tốn chỉ 5ha nhưng lại được biết đến như cái nôi của người Mường cổ.

Ảnh: @phamthiphuongthaohd

Dân tộc Mường được biết đến là một trong những dân tộc sở hữu bề dày truyền thống cả về lịch sử lẫn văn hoá hàng đầu trong 54 dân tộc anh em. Chủ nhân không chỉ bỏ vốn mà còn tham gia vào các công việc thiết kế cũng như xây dựng hoàn thiện để địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình này được giới thiệu đến mọi người một cách chỉn chu nhất.

Ảnh: @GOdy

Để có thể tái hiện được hoàn hảo văn hoá xứ Mường, chủ nhân của bảo tàng đã chọn cách bày trí mộc mạc nhất như nó vốn xuất hiện trong đời sống hàng ngày chứ không lồng trong những chiếc tủ kính trang trọng. Từ hàng rào, con đường đi, các đồ dùng, ban thờ,... đều khiến cho người xem mường tượng được những nét đặc trưng nhất của một xã hội Mường thu nhỏ. Từ cuộc sống, công việc đến các phong tục tập quán hàng ngày do vậy tạo nên sự cuốn hút vô cùng lớn.

Ảnh: @anhdungnguyen

Kinh nghiệm du lịch Hoà Bình, bảo tàng có 2 khu vực chính để tham quan:

- Khu tái hiện: được chia thành 4 khu nhà sàn, mỗi khu đại diện cho 1 tầng lớp trong xã hội Mường xưa. Điểm ấn tượng là chủ nhân đã cất công sưu tầm và thiết kế lại từ chính những ngôi nhà cổ mà các tầng lớp trong xã hội Mường đã sống. Vật liệu hoàn toàn tự nhiên chủ yếu từ gỗ, tre,... và lợp mái lá.Nhà Lang: nơi ở của tầng lớp nắm quyền cao nhất, những người thống trị toàn xứ Mường.
  • Nhà Ậu: dành cho những người giúp việc tại nhà Lang.
  • Nhà Noóc: nơi sinh sống của tầng lớp bình dân.
  • Nhà Nóc Trọi: đại diện cho tầng lớp bần cùng, dưới đáy xã hội người Mường thời bấy giờ.
Ảnh: @hiepbeta._

- Khu trưng bày: hơn 3.000 hiện vật được đặt cố định và chia theo nhiều chủ đề khác nhau. Bên trong đó, có rất nhiều hiện vật nổi tiếng bằng đồng như: cồng, chiêng, lư,... Và cả những công cụ phục vụ cho đời sống hàng ngày, công cụ làm việc như: đồ sinh hoạt gia đình, guồng nước, công cụ đánh bắt cá, đồ dệt thổ cẩm,...

Ảnh: @haglala

Ngoài các khu vực trưng bày hiện vật và tái hiện cuộc sống của người dân Mường thì địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình này còn thu hút số lượng lớn khách đến tham quan với thư viện sở hữu cả ngàn đầu sách. Nội dung các đầu sách rất đa dạng từ lĩnh vực Văn học, Văn hoá, Kinh tế, Lịch sử cho đến cả Khoa học kỹ thuật,... Không chỉ có sách Văn hoá các dân tộc mà còn đưa đến nhiều loại sách về Văn hóa Mường độc đáo.

Ảnh: @lehuongmai73

Đến Bảo tàng ấn tượng này tại Hoà Bình không chỉ tham quan tìm hiểu về giá trị Văn hoá Mường truyền thống mà còn được học tập, giải trí. Cùng tìm hiểu cuộc sống của bà con dân Mường hàng ngày với các hoạt động như: làm rẫy, giã gạo, dệt vải,... Thưởng thức nhiều món ăn ngon mộc mạc đặc sản của núi rừng trong không khí vui nhộn của âm nhạc vang vọng. Tham gia các trò chơi đầy thú vị cùng người dân bản chân chất thật thà quả là trải nghiệm khó quên.

Ảnh: @haglala


3. Hồ thủy điện Hòa Bình

Một trong những trải nghiệm mang lại cho bạn phút giây thật đáng nhớ chính là khám phá hồ Hoà Bình - hồ nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á. Chiều dài của nó lên đến 70km, không chỉ thuộc địa phận thành phố mà nó còn trải rộng qua 17 xã. Nhìn từ trên cao bạn sẽ thấy trong lòng hồ có tổng cộng 47 đảo (11 đảo đá vôi và 36 đảo núi đất) khung cảnh đẹp nên thơ nên còn được ví như “Vịnh Hạ Long” ở trên núi cao.

Ảnh: @dangthithanhkimhue

Không chỉ nổi tiếng với cảnh sơn thuỷ hữu tình đầy thơ mộng, mặt hồ phẳng lặng bao quanh là núi non hùng vĩ. Xung quanh hồ và trên lòng hồ cũng có nhiều điểm tham quan như: hang động, đền thờ,... đáng để ghé thăm. Đặc biệt là vào mùa mưa, đến hồ Hoà Bình du khách được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh nhà máy xả nước ào ào tung bọt trắng xoá vô cùng ấn tượng.

Ảnh: @cuongthinhanhuyen2567

4. Chùa Phật Quang Hòa Bình

Được khởi công xây dựng từ năm 2009 và có địa thế toạ lạc trên đỉnh ngọn đồi Ba Vành với diện tích 5ha, thuộc phường Tân Thịnh. Đây là một trong những địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình hàng năm được nhiều phật tử đến hành hương vái Phật. Đặt chân đến khuôn viên chùa bạn sẽ cảm nhận được không khí vô cùng yên tĩnh, phía trước mắt chính là dòng sông Đà êm đềm uốn lượn chảy qua.

Ảnh: @quyenanh.lucas

Ngoài 3 khu vực còn trọn là: chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ; thì còn có cả đền Mẫu, vườn tháp và những khu vực phụ khác. Điểm nổi bật nhất phải kể đến là bên trong sân của chùa Thượng, tại đó có đặt tượng Quan Thế m Bồ Tát uy nghiêm. Kế đến là tháp chuông chứa pháp khí linh thiêng của chùa - đại hồng chung nặng 5 tấn, cao 3m và được biết đến là lớn nhất ở Tây Bắc của nước ta hiện nay.

Ảnh: @vnares

5. Động Tiên Phi

Với những bạn đam mê khám phá, hãy thử một lên trekking lên đỉnh ngọn đồi Thúc để khám phá hang động độc đáo này. Hang động toạ lạc trên độ cao chỉ khoảng 80m thuộc xóm Gai, phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình. Ngay cửa động chính là một tảng đá lớn, trên đó hoạ hình một tiên nữ đang bay. Theo người dân nơi đây truyền lại hình ảnh đó gắn với truyền thuyết giữa chàng Thúc và nàng Tiên Phi. Họ đã có tình yêu đẹp nhưng vì muốn bảo vệ cuộc sống người dân bản Bưa Phi đã giao chiến với Thuỷ thần và hy sinh.

Ảnh: @thuonghieusanpham

Động Tiên Phi với vẻ đẹp độc đáo của mình đã được xếp hạng là “Di tích danh thắng cấp quốc gia” vào năm 2000. Tổng quan bên trong động Tiên Phi sẽ có 2 ngăn:

- Ngăn ngoài động: có chiều dài 15m, rộng 8m, vòm trần chỗ cao nhất là khoảng 20m. Trên vòm của nó có một giếng trời giúp lấy trọn ánh sáng tự nhiên chiếu rọi vào bên trong.

- Ngăn trong động: có chiều dài 53m, rộng 20m, vòm trần chỗ cao nhất khoảng 10m. Bên trong đó có nhiều nhũ đá, hình dáng và màu sắc kỳ lạ. Đi đến cuối động sẽ thấy giếng tiên trong vắt có hình bán nguyệt.

Ảnh: @thuonghieusanpham

Nằm cách trung tâm Thủ đô chỉ khoảng 70km, các địa điểm du lịch thành phố Hoà Bình vừa thích hợp cho chuyến đi trong ngày lại thoả mãn được niềm đam mê khám phá. Nếu đang lên kế hoạch cho chuyến đi cuối tuần sắp tới hãy cùng bạn bè, người thân đến đây để checkin ngay nhé.

Hà Lê (tổng hợp) - luhanhviet nam.com.vn
Ảnh: Internet

5/9/24

 Một "Vịnh Hạ Long trên cạn" đẹp đặc biệt vào đêm Rằm

Chỉ cách Hà Nội khoảng 2 giờ chạy xe, du khách đã có thể tìm đến nơi có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, được gọi là "thiên đường hạ giới".

Nhắc đến du lịch khu vực miền Bắc nước ta, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long. Sở hữu nhiều hòn đảo lớn nhỏ hay những rặng đá vôi mang hình dáng độc đáo, nổi lên giữa mặt nước, Vịnh Hạ Long luôn được đánh giá là địa danh mang đặc đặc điểm địa hình hiếm có.

Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có rất nhiều điểm đến khác nữa được mệnh danh là những "vịnh Hạ Long trên cạn" do sự tương đồng về cấu trúc cũng như địa hình. Điểm đến sau đây là một ví dụ, cách thủ đô Hà Nội chỉ 120km, tương đương với khoảng hơn 2 giờ chạy xe.

Ngoài ra, địa điểm này còn sở hữu một yếu tố đặc biệt nữa, đó là nằm giữa lòng hồ thuỷ điện. Đây là xã Thung Nai, thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, nằm trong lòng một hồ thuỷ điện.


Ảnh Traveloka


Sở dĩ được gọi là "Vịnh Hạ Long trên cạn" đó là nơi đây cũng sở hữu những núi đá vôi như những hòn đảo nhấp nhô nổi lên giữa mặt nước xanh biếc. Từ đó tạo nên khung cảnh sơ thuỷ hữu tình, thậm chí được nhiều du khách ví von như một "thiên đường hạ giới".

Như đã nói ở trên, Thung Nai còn sở hữu vị trí vô cùng đặc biệt. Đó là nằm trong lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình. Trước kia, nơi đây có địa hình hoàn toàn là đất liền cùng dãy núi đá như bao địa phương vùng núi phía Bắc khác. Tuy nhiên từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi nhà máy thuỷ điện Sông Đà được xây dựng, Thung Nai vô tình trở được bao quanh bởi màu xanh biếc của nước hồ thuỷ điện. Chính bởi vậy, nó còn thường được gọi với cái tên mỹ miều, là viên ngọc xanh giữa lòng hồ.


Với nhiều điểm tương đồng, Thung Nai được gọi với biệt danh "Vịnh Hạ Long trên cạn" (Ảnh IViVu)

Xã hiện nay là nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng dân tộc người Mường, người Thái. Bởi vậy khi tới đây, du khách không chỉ được hoà mình, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên mà còn được tìm hiểu về đời sống văn hoá bản địa thú vị, độc đáo.


Trải nghiệm đặc sắc nhất ở Thung Nai mà hầu như du khách nào cũng lựa chọn đó là chèo thuyền dạo quanh hồ nước xanh biếc, hít thở bầu không khí trong lành. Việc di chuyển bằng thuyền cũng giúp du khách thuận tiện dừng chân tại những hòn đảo trong lòng hồ thuỷ điện, ngắm nhìn khung cảnh hoang sơ mà tạo hoá ban tặng cho nơi đây.

Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm nhiều điểm đến gần đó như suối Trạch, động Thác Bờ, đền Bà Chúa Thác Bờ,... để chuyến đi thêm phần trọn vẹn.


Chèo thuyền là trải nghiệm được yêu thích với du khách khi đến Thung Nai

Ngoài tự chèo thuyền, du khách có thể thuê các tàu dịch vụ có sẵn ở Thung Nai (Ảnh Mai Châu Tourist)

Hiện nay, có nhiều phương tiện để di chuyển đến Thung Nai tuỳ theo điều kiện và sở thích cá nhân của du khách, như ô tô, xe máy. Nếu đi xe khách, du khách sẽ cần đến Hoà Bình trước, sau đó đi xe ôm hoặc taxi để vào tới Thung Nai. Kỳ nghỉ lý tưởng đến "Vịnh Hạ Long trên cạn" được nhiều du khách có kinh nghiệm tư vấn đó là kéo dài từ 1-3 ngày.

Ví dụ nghỉ trong ngày, du khách có thể đem theo lều trại để cắm trại, dã ngoại tự túc. Còn nếu có nhu cầu nghỉ lại qua đêm ở Thung Nai, du khách cần liên hệ trước với các nhà nghỉ, homestay của người bản địa trong khu vực bởi số lượng các cơ sở lưu trú hiện nay vẫn còn khá hạn chế.

Lưu ý tại nhà người bản địa, chắc chắn du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn tuy dân dã, đời thường nhưng lại chính là những món đặc sản vô cùng độc đáo. Có thể kể tới như thịt gà hấp lá chanh, thịt lợn Mường nướng mật, cá sông Đà nướng, cơm gạo nương, măng luộc hay các loại rau rừng.


Du khách có thể nghỉ lại, dùng bữa cùng người bản địa trong những ngôi nhà sàn truyền thống (Ảnh Báo Đại Đoàn Kết)

Vẻ đẹp của Thung Nai thay đổi theo từng mùa, mỗi mùa lại có những nét riêng biệt. Nhiều du khách nhấn mạnh, đặc biệt vào những ngày rằm hay 16 Âm lịch, những ai nghỉ lại qua đêm tại đây sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng ánh trăng sáng lung linh, to tròn vành vạnh soi xuống mặt hồ thuỷ điện đẹp huyền ảo.

Nguồn: doisongphapluat.nguoiduatin. vn/mot-vinh-ha-long-tren-can-nam-giua-long-ho-thuy-ien-ep-ac-biet-vao-em-ram-cach-ha-noi-hon-100km-a447858.html

15/7/24

Bảo tàng “Không gian văn hóa Mường”
Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 7km, Bảo tàng “Không gian văn hóa Mường” nằm trên con đường Tây Tiến đi Thung Nai thuộc địa phận phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Đây là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại tỉnh Hòa Bình, được xây dựng với mục đích lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Là điểm dừng chân thú vị trên Khu du lịch Hồ Hòa Bình

Đến thăm Bảo tàng, ngoài việc được tận hưởng không gian yên tĩnh, đắm mình trong thiên nhiên tươi đẹp, du khách sẽ được tìm hiểu rất nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mường. Sau đây mời các bạn cùng ngắm nhìn là một vài hình ảnh đẹp ở Bảo tàng:



Không gian “Nhà Lang”được tái hiện trong Bảo tàng



Một góc nhà sàn trong Bảo tàng



Dệt vải, một nét văn hóa rất đẹp trong truyền thống của người Mường



Cạp váy, yếu tố làm nên nét đẹp trong bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Mường



Sân vườn xanh mát kết hợp với tái hiện các trò chơi dân gian


Du khách thích thú với Khu tái hiện các trò chơi dân gian

Bảo tàng “ Không gian văn hóa Mường” là Bảo tàng tư nhân đầu tiên về văn hóa của dân tộc Mường. Sở dĩ dân tộc Mường có riêng bảo tàng của mình bởi vì đây là một dân tộc có bề dày truyền thống văn hoá trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Công trình Bảo tàng đã được chính chủ nhân của nó bỏ vốn, thiết kế và xây dựng được từ những năm đầu của thế kỷ 21.

Bảo tàng có khu trưng bày có hơn 3.000 hiện vật có giá trị của người Mường xưa như: Cồng, chiêng, lư, công cụ đánh bắt cá, khung dệt, cọn nước, dụng cụ săn bắn, đồ dùng sinh hoạt gia đình…Toàn bộ các hiện vật này mang đến cho người xem những hiểu biết sâu sắc về đời sống tinh thần hằng ngày, phong tục tập quán, kinh tế – xã hội, văn hóa đặc trưng của người Mường qua nhiều thế kỷ

Không chỉ khám phá những nét văn hóa độc đáo, các công trình kiến trúc của người Mường, các bộ sưu tập độc đáo ngoài ra du khách còn có dịp thưởng thức các món ăn dân tộc Mường vô cùng độc đáo. Những món ăn này mang nét đặc trưng của ẩm thực xứ Mường và đồng thời cũng là món ăn quen thuộc của người Mường xưa. Một số món ăn đặc sản của Tây Bắc không thể thiếu trong bữa ăn nữa đó chính là rau rừng đồ, cá suối nướng, xôi nếp nương nóng hổi, rượu Mường cay nồng. Đối với mảng ẩm thực ở Bảo tàng Không gian văn hóa Mường đã khiến những du khách lần đầu đến đây vô cùng ấn tượng và lưu giữ hương vị.

21/6/24

20/4/24

Top 5 điểm du lịch tâm linh tại Hòa Bình
Du lịch tâm linh luôn là một hoạt động quen thuộc của người dân Việt Nam trong dịp đầu Xuân. Điểm đến tâm linh không chỉ mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới tràn đầy thuận lợi, may mắn và bình an, mà còn là dịp để chúng ta tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tinh hoa truyền thống của đất nước. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm du lịch tâm linh tại Hòa Bình, tỉnh miền núi Tây Bắc, dưới đây là danh sách top 5 điểm du lịch tâm linh nổi bật mà bạn không nên bỏ qua.

1. Đền Bồng Lai (huyện Cao Phong)

Đền Bồng Lai trong khu danh thắng cấp Quốc gia Núi Đầu Rồng

Đền Bồng Lai nằm trong khu danh thắng cấp Quốc gia Núi Đầu Rồng, tọa lạc tại khu 3 Thị trấn Cao Phong, cách quốc lộ 6 khoảng 200m và Trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 10km. Đây là một trong những điểm du lịch tâm linh được du khách trong và ngoài tỉnh Hòa Bình lựa chọn để chiêm bái, vãn cảnh và cầu tài lộc, sức khỏe, bình an trong năm mới.


Đền Bồng Lai nằm dưới chân núi Đầu Rồng, thuộc khu quần thể danh thắng cấp Quốc gia Núi Đầu Rồng. Đền này là ngôi đền linh thiêng, phụng thờ Đệ nhị thượng ngàn tiên nương (tức Cô Đôi Thượng Ngàn) và các chư vị tiên thánh Tứ Phủ. Ngoài ra, đền có 4 ngày lễ chính là lễ khai xuân (14/1 âm lịch), lễ tiệc Cô Đôi thủ đền (2/2 âm lịch), lễ vào hè (14/4 âm lịch) và lễ tất niên (14/12 âm lịch). Đền Bồng Lai kết hợp với quần thể hang động Núi Đầu Rồng là một điểm đến tuyệt vời để tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.

2. Đền Bà Chúa Thác Bờ (huyện Cao Phong)


Du khách chiêm bái Đền Thác Bờ (Ảnh: Sưu tầm)

Đền Thác Bờ nằm trong quần thể di tích thuộc huyện Cao Phong - Đà Bắc và động Thác Bờ thuộc xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc. Đây là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hòa Bình. Mỗi năm, lễ hội Đền Bờ diễn ra từ ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ công đức của Bà Chúa Thác Bờ và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người người mạnh khỏe, xóm làng yên vui. Cùng với Động Thác Bờ, nơi có hệ thống hang động kỳ vỹ và khối thạch nhũ huyền ảo, đây sẽ là điểm du lịch tuyệt vời để kết hợp giữa tâm linh và khám phá thiên nhiên.

3. Chùa Tiên - Mẫu Đầm Đa (huyện Lạc Thủy)

Quang cảnh Chùa Tiên (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Tiên - Mẫu Đầm Đa là một ngôi chùa đẹp nằm trên sườn núi Hương Sơn, được xếp vào di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia. Quanh khu vực này, có nhiều đền chùa như đền Trình, đền Mẫu, chùa Tiên... thuộc tín ngưỡng của người Việt từ xa xưa. Bên cạnh giá trị về văn hóa lịch sử, chùa Tiên còn có nhiều hang động thiên nhiên mang vẻ đẹp tuyệt mỹ như Động Tam Toà, động Thuỷ Tiên, động Cung Tiên, động Hoàng Mười, động Cô Chín. Hãy khám phá những nét độc đáo của kiến trúc và thiên nhiên tại đây.

4. Chùa Hang (huyện Yên Thủy)

Chùa Hang với nét cổ kính riêng có (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Hang, hay còn được gọi là "Thanh Lam Tự," nằm trong động Văn Quang, huyện Yên Thuỷ. Đây là một trong những điểm tâm linh hấp dẫn ở Hòa Bình. Chùa Hang được xây dựng từ lâu và đã được tôn tạo lại vào triều vua Khải Định. Trong chùa, bạn có thể tìm thấy nhiều pho tượng cổ quý giá mang nét đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc từ xa xưa. Hãy tham gia lễ hội chùa Hang để tận hưởng không khí linh thiêng và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao của địa phương.

5. Chùa Phật Quang (Thành phố Hòa Bình)

Chùa Phật Quang - ngôi chùa lớn nhất tỉnh Hòa Bình (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Phật Quang nằm tại đồi Ba Vành, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình. Với diện tích 5ha, đây là ngôi chùa lớn nhất tỉnh Hòa Bình. Quần thể công trình chùa Phật Quang bao gồm chùa Thượng, chùa Trung, chùa Hạ, tháp và đền Mẫu. Tại sân chùa Thượng, bạn sẽ tìm thấy đài Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên và tháp chuông. Đỉnh điểm của chùa là đại hồng chung cao gần 3m, đường kính gần 2m, nặng khoảng 5 tấn - là quả đại hồng chung lớn nhất vùng Tây Bắc.

Đây chỉ là những điểm du lịch tâm linh đáng chú ý tại Hòa Bình. Đến Hòa Bình, hãy để linh thiêng và tình yêu đất nước truyền cảm hứng cho bạn trong hành trình khám phá.

Nguồn : internet